3.1.1. T ng quan ngành d t may Vi t Namổ ệ ệ
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10-15% vào GDP. Trong hai thập kỷ trở lại đây, ngành dệt may liên tục phát triển với tốc độ bình quân 17% một năm. Theo Báo cáo xuất nhập khẩu từ Bộ Công Thương (2020), dưới sự tác động nghiêm trọng của Covid 19, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 35 tỷ USD, giảm 9.82% so với năm 2019, đây là năm đầu tiên kể từ năm 2000 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt tăng trưởng âm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm gần 20% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD), các quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may đều có mức giảm từ 15-20% thậm chí gần 30% do bị cách ly dài thì ngành dệt may Việt Nam vẫn là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu.
Từ năm 2000, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ và chế độ hạn ngạch trong thương mại quốc tế bị xóa bỏ, các nhà đầu tư nước ngồi (FDI) đã nhanh chóng tới Việt Nam đầu tư vào ngành dệt may nhằm khai thác những nguồn tài nguyên sẵn có là lao động giá rẻ, dồi dào; chi phí thuê mặt bằng thấp, giá điện thấp cùng nhiều ưu đãi về thuế. Bên cạnh đó là tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngồi bằng nhiều chính sách ưu đãi về thuế cũng như huy động vốn. Ngành dệt may Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2018, có thể so sánh ở dưới bảng sau:
Bảng 3.1: Ngành dệt may Việt Nam năm 2000 với 2018
Tiêu thức Đơn vị Năm Ghi chú 2000 2018
Quy mô ngành Tỷ USD 2.00 26.00 Tăng 13 lần Doanh thu Tỷ USD 2.00 42.00 Tăng 21 lần
Xuất khẩu Tỷ USD 1.85 36.5 Tăng 20 lần, bình quân 15%/năm
Lao động Triệu người 0.20 3.60 Tăng 18 lần Số cọc sợi Triệu 1.00 9.70 Tăng 9.7 lần
Tổng FDI Tỷ USD 0.00 18.00 Đầu tư nước ngồi trực tiếp
Nguồn: Hiệp hội bơng sợi Việt Nam, 2019
Theo VCOSA (2018), với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/ năm từ 2000 tới năm 2018 ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn 6500 doanh nghiệp dệt may bao gồm cả trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, sử dụng 3.6 triệu lao động nhưng khối lượng sản xuất trong ngành công nghiệp dệt, phụ trợ…rất ít, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào hình thức gia cơng xuất khẩu theo các đơn hàng nước ngồi do có nhân cơng rẻ. Số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc chiếm 85%; Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm chiếm 13%; số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi chiếm 2%. Lực lượng lao động ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc.
Về phương thức xuất khẩu, hiện nay Việt Nam mới chỉ tham gia khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất là “cắt may” với phương thức sản xuất gia công đơn giản CMT (chiếm tới 85%). Ngành dệt may Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 70-80%), chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, năng lực sản xuất ngành công nghiệp phụ trợ cịn yếu phải nhập tới 90% bơng, các loại sợi tổng hợp, hố chất nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và các loại phụ liệu cho may xuất khẩu…, chi phí sản xuất do đó tăng cao. Thêm vào đó, năng lực thiết kế,
marketing, phát triển sản phẩm và đặc biệt là khả năng tiếp cận người tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu với tư cách là nhà thầu phụ sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà sản xuất lớn và nhận phí gia cơng, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đưa được chất xám của mình vào sản phẩm.
Thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, một số thị trường khác như ASEAN, Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận. Ngoại trừ Hoa Kỳ, hầu như tất cả các thị trường lớn và tiềm năng của xuất khẩu dệt may Việt Nam đều là các thị trường mà Việt Nam đang hoặc sắp có Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính tới hết năm 2020, Việt Nam đã có 14 FTA có hiệu lực (mới nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU). Với các cam kết chủ đạo là loại bỏ thuế quan đối với phần lớn hàng hóa, trong đó có các sản phẩm dệt may, các FTA mang đến cho các doanh nghiệp kinh doanh dệt may Việt Nam cơ hội được hưởng thuế suất ưu đãi và giảm bớt rào cản trong xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo dấu ấn cho mặt hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chiếm lĩnh thị phần nội địa và cải cách doanh nghiệp trong ngành theo xu hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Quy mô tiêu thụ thị trường dệt may Việt Nam rất hạn chế, chỉ khoảng 3 tỷ USD, chi tiêu bình quân đầu người cho dệt may thấp. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước do phải cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả và hàng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp dệt may trong nước còn yếu kém trong những khâu thâm dụng tri thức như xây dựng hệ thống phân phối, xuất khẩu, thiết kế và xây dựng thương hiệu. Việt Tiến, Nhà Bè, May 10,...là một số ít các doanh nghiệp thành cơng trong việc xây dựng và marketing
Có thể nói, ngành dệt may với phần lớn các cơng ty thuộc quy mơ vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh thấp sẽ gặp khó khăn khi mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài các Hiệp định thương mại tự do sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp hoàn thiện và chuyển lên khâu cao hơn trong chuỗi giá trị, hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
3.1.2. Tình hình xu t nh p ngành d t mayấ ậ ệ
Xuất khẩu
Thời gian qua ngành dệt may tăng trưởng nhanh, tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp trong ngành vẫn chủ yếu là vừa và nhỏ, phương thức sản xuất vẫn chủ yếu là gia công, khả năng sản xuất theo thiết kế và thương hiệu còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay ngành phát triển vẫn chưa cân đối. Phát triển nhanh nhất là lĩnh vực may mặc, nhưng các lĩnh vực khác như kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, thiết kế vẫn còn bị bỏ ngỏ nên kéo giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may.
Về xuất khẩu hàng dệt may, Việt Nam đứng thứ tư trên bản đồ thế giới, sau Trung Quốc, EU và Bangladesh, tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may thì những năm trở lại đây Việt Nam đang ở vị trí số một. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại Hội nghị tổng kết năm 2019, dự báo xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đạt 260.3 tỷ USD, giảm 2.3% so với năm 2018, Bangladesh đạt 41.9 tỷ USD tăng 2.4%, Ấn Độ đạt 37.6 tỷ USD tăng 1.4%, Pakistan đạt 12.9 tỷ USD giảm 4.6%. Riêng Việt Nam đạt 38.8 tỷ USD tăng 7.3%.
Hình 3.1: Top 5 nước xuất khẩu dệt may năm 2020 (Tỷ USD)
Theo báo cáo Xuất nhập khẩu từ Bộ Công Thương (2020), năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 9.8% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may đạt 29.8 tỷ USD, giảm 9.2%; xuất khẩu sợi đạt 3.74 tỷ USD, giảm 10.5%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1.0 tỷ USD, giảm 16% và vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 456 triệu USD, giảm 22.6%. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 20.6 tỷ USD, chiếm 58.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Có thể thấy sự sụt giảm này là do chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19 khiến cho sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nói chung đều giảm.
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu các phẩm dệt may của Việt Nam 2015-2020 (Triệu USD)
Mặt hàng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng 25,796 28,102 31,797 36,201 38,821 35.014
Hàng dệt, may 22,705 23,812 26,038 30,489 32,850 29,810 Xơ sợi dệt các loại 2,456 2,912 3,593 4,025 4,177 3,737 Nguyên phụ liệu dệt may - - 1,709 1,157 1,205 1,012
Vải mành, vải kỹ thuật - - 457 530 589 456
Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải Quan
Theo bảng 3.2 có thể quan sát thấy giai đoạn 2015-2019, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đều có tăng trưởng dương, đặc biệt là năm 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc (tăng 13.85% so với 2017). Tuy nhiên sang đến năm 2020, dưới tác động tiêu cực từ Covid 19 khiến tổng cầu dệt may thế giới giảm gần 20% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD), các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng mới, đơn hàng cũ thì gặp khó khăn trong q trình xuất khẩu. Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu năm 2020 bị giảm mạnh (giảm 9.82% so với 2019), đây có thể nói là một năm khó khăn cho xuất nhập khẩu ngành dệt may khi đạt tăng trưởng âm sau gần 20 năm tăng trưởng mạnh kể từ năm 2000.
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu, hàng dệt và may lại chiếm tỷ trọng rất cao (hơn 80%), đây là loại hàng thâm dụng lao động cao, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng năng lực thiết kế, marketing, phát triển sản phẩm và đặc biệt là khả năng tiếp cận người tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu với tư cách là nhà thầu phụ sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà sản xuất lớn và nhận phí gia cơng.
Về thị trường xuất khẩu, đối với mặt hàng dệt may, Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 13.987 tỷ USD, chiếm 46.9% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của cả nước. Đứng thứ hai là thị trường EU, đạt 3.075 tỷ USD, chiếm 10.3%. Tiếp theo là các thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản (đạt 3.53 tỷ USD, chiếm 11.9%), Hàn Quốc (đạt 2.86 tỷ USD, chiếm 9.6%) và Trung Quốc (đạt 1.37 tỷ USD, chiếm 4.6%). Như vậy, tính riêng 5 thị trường lớn gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2020.
Bảng 3.3: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Triệu USD) Thị trường 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Hoa kỳ 11,253.12 11,734.23 12,502.29 13,602.14 14,849.5 13,987 EU (cả Anh) 3.677.94 3,823.2 3,993.12 4,091.84 4,261.89 3,075 Nhật 2,886.1 3,109.45 3,318.6 3,800.56 3,988.0 3,531 Hàn 2,313.9 2,719.02 3,102.73 3,296.39 3,353.4 2,855 Trung 2,259.6 2,834.9 3,447.23 1,538.4 1,594.2 1,368 ASEAN - - - 1,152.87 1,467.32 1,356 Canada - - 574.87 633.39 811.0 793 Hồng Kông - - 492.95 281.97 289.5 229 Đài Loan - - 333.79 251.8 290.1 271 Nga - - - 148.07 255.3 242 Úc - - - 216.58 255.4 248 Chile - - - 130.2 146.3 94 Mexico - - - 98 121.6 88
Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải Quan
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm của ngành dệt may của Hàn Quốc và Nhật Bản từ Việt Nam có sự giảm nhẹ năm 2020 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Hiện Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về thị trường cung cấp các sản phẩm của ngành dệt may cho các thị trường lớn Nhật Bản, Hàn Quốc… đặc biệt là ở Hoa Kỳ, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Hoa Kỳ. Một trong những nguyên nhân là việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng
từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Đặc biệt trong năm 2020, Sau thời gian áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế phục vụ cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 (theo Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ), hoạt động xuất khẩu khẩu trang y tế được thực hiện bình thường trở lại từ tháng 5/2020 theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ. Tính chung cả năm 2020, Việt Nam xuất khẩu hơn 1.37 tỷ chiếc khẩu trang y tế các loại đạt trị giá 817.5 triệu USD.
Nhập khẩu
Ngành dệt may mặc dù có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, song các ngành công nghiệp phụ trợ khơng có tốc độ phát triển tương đồng, do vậy chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn các nguyên phụ liệu dệt may từ nước ngoài. Điều này làm giảm giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu, khiến Việt Nam khó đạt được tiêu chuẩn xuất xứ của các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay EU.
Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may năm 2020 đạt khoảng 19.7 tỷ USD, giảm 9.6% so với năm 2019. Nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng dệt may giảm ở tất cả các mặt hàng, trong đó giảm nhập khẩu mạnh nhất ở nhóm xơ sợi.
Bảng 3.4: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam 2015- 2020 (Triệu USD)
Mặt hàng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng 18,105.6
8 18,569.93 20,956.93 21,677.9 21,780.2 19,680
5 5 9 Nguyên phụ liệu dệt may 4,967.71 5,033.15 5,419.57 3,473.8 3,523 3,226 Bông các loại 1,571.19 1,372.6 2,356 3,011.1 2,570 2,282 Xơ sợi dệt các loại 1,490.73 1584.2 1,815.17 2,418.2 2,410 2296
Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải Quan
Theo báo cáo của Hiệp hội bông sợi Việt Nam, năm 2020 nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam đạt 19.68 tỷ USD, ước tính giảm 9.6% so với 2019. Đáng chú ý, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ là 4 thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may chủ yếu vào Việt Nam và Trung Quốc là thị trường cung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 50.61% tổng trị giá nhập khẩu các nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam. Hàn Quốc là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt may lớn thứ 2 vào Việt Nam với tỷ trọng chiếm 10.67%.
Hiệu ứng đầu tiên khi COVID-19 lan đến Việt Nam từ đầu năm 2020 là đã làm gián đoạn, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, do Trung Quốc là nơi cung ứng nguồn nguyên liệu bán thành phẩm cũng như thành phẩm rất lớn, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang sử dụng nguồn cung từ Trung Quốc như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử… Khi Trung Quốc dần khống chế được dịch bệnh, khơi phục được nguồn cung, thì dịch bùng phát rộng ở EU và Bắc Mỹ, một số nhãn hàng đã có động thái giảm, hỗn hoặc ngừng nhận đơn hàng từ các nước, trong đó có Việt Nam.
Do nguồn cung khan hiếm, điều kiện vận chuyển khó khăn trong tình hình dịch bệnh ngày càng biến chuyển khó lường, giá ngun phụ liệu trên thế giới đang vào thời kỳ tăng giá mạnh. Theo đó, giá bơng, giá sợi đều tăng cao đã tác động trực tiếp đến giá nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam. Xu hướng giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ là thách thức lớn cho doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp đã ký với khách hàng giá thấp từ những năm trước sẽ phải chịu
Hình 3.2: Giá trị vải các loại nhập khẩu vào Việt Nam 2017-2019
Nguồn: Bộ công thương – Báo cáo xuất nhập khẩu 2019
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, nhập khẩu vải năm 2020 đạt 11.88 tỷ USD, giảm 10.5% so với năm 2019 do nhu cầu nhập khẩu giảm khi xuất khẩu hàng may mặc giảm. Kim ngạch nhập khẩu bông các loại của Việt Nam năm 2020 đạt 1.47 triệu tấn,