Dạy học bộ môn Toán gắn với thực tiễn giúp hình thành thế giớ

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 26 - 27)

vt bin chng cho người hc.

Dạy học theo hướng thực tiễn làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa Toán học và thực tiễn: Toán học được bắt nguồn từ thực tiễn và trở về phục vụ thực tiễn. Ngược lại, toán học nằm trong thực tiễn thúc đẩy sự phát triển thực tiễn. Với vai trò là công cụ, toán học giúp giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra. Ví dụ: Toán rời rạc (Logic toán - kỹ năng tư duy toán học); Đại số tuyến tính (Ma trận, định thức, không gian Euclide, ánh xạ tuyến tính); Giải tích; Thống kê; Mô hình toán học và Lý thuyết tối ưu có mối quan hệ rất lớn đến lĩnh vực kinh tế như chứng khoán, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu thị trường,…

Trong Triết học, nhận thức là môt quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn bó và đi liền với hoạt động thực tiễn, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. VI Lênin đã khái quát quá trình đó như sau: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan ”[9]. Trong dạy học chúng ta không nên chỉ sử dụng sao chép lí luận rồi nhồi cho người học; không chỉ học kiểu sách vở. Nên coi lí luận là công cụ dẫn đường rồi từ đó bắt tay thực hiện các hoạt động thực tiễn, dùng thực tiễn trên cơ sở những lí luận có được. Ví dụ: Khi dạy học định lý và tính chất tam giác cân, ngoài việc đọc và chứng minh định lý của tam giác cân có 2 cạnh và 2 góc ở đáy bằng nhau. GV có thể cho học sinh đo đạc, cắt một tam

17

giác có 2 cạnh bằng nhau, sau đó tiến hành gấp tam giác theo mép của hai cạnh bằng nhau, học sinh dễ dàng nhận thấy hai góc ở đáy bằng nhau, hoạt động này giúp học sinh khắc sâu hơn là chỉ dùng những lý luận để giải quyết những tính chất, định lý trong sách vở.

Trong thực tế khi dạy học ở trường phổ thông, một vấn đề tiềm ẩn lâu nay là rất nhiều giáo viên chỉ quan tâm việc hoàn thành những kiến thức lí thuyết, cũng như bài tập trong chương trình và sách giáo khoa do sợ chậm chương trình, không hoàn thành chương trình, mà quên đi việc thực hành, cũng như cho người học giải quyết những bài toán mang tính thực tế. Điều này dẫn đến hệ quảđại đa số học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức Toán vào cuộc sống. Và hơn nữa, khi rời ghế nhà trường học sinh sẽ lung túng khi va chạm phải một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống mà cần phải sử dụng công cụ toán học để giải quyết…Vậy, để thực hiện tốt hoạt động dạy học gắn liền với thực tiễn, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thu thập dữ liệu từ cuộc sống, trao đổi học hỏi kiến thức từ những người có kinh nghiệm để có những tài liệu sống, trên cơ sởđó dùng những kiến thức Toán học có liên quan, phân tích và xử lí dữ liệu hoặc làm vốn tích lũy để phục vụ cho chính nhu cầu sống của bản thân. Bằng hình thức đó học sinh được làm quen với các bước mô hình hóa Toán học vào thực tiễn như: đặt bài toán, xây dựng mô hình, thu thập số liệu, xử lí mô hình để tìm lời giải bài toán đối chiếu với kết quả thực tế để kiểm tra và điều chỉnh, cho năng suất lao động cao nhất.

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 26 - 27)