Xây dựng qui trình giải bài toán gắn với thực tiễn

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 35 - 37)

Các bài toán có nội dung thực tiễn được giáo viến chắt lọc, lựa chọn để phối hợp nhịp nhàng với phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhưng phải luôn đảm bảo được các khâu của quá trình dạy học như: trình độ xuất phát, gợi động cơ, làm việc với nội dung mới, củng cố, kiểm tra, đánh giá và giao nhiệm vụ học tập. Theo [6] dựa trên lý thuyết của Polya về cách thức giải bài toán, kết

26

hợp với những đặc thù của bài toán thực tiễn, có thể xây dựng phương pháp chung để giải bài toán thực tiễn cụ thể:

a. Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.

Giáo viên hướng dẫn người học xử lí bài toán theo trình tự sau: Phân tích giả thiết, kết luận của bài toán, biểu diễn các đại lượng chưa biết theo đại lượng đã biết, mô hình hóa toán học ( xây dựng bài toán từ ngôn ngữ thực tế thành bài toán với ngôn ngữ toán học) các dữ kiện được biểu diễn ẩn số có điều kiện, từ các ràng buộc của giả thuyết chuyển thành biểu thức, phương trình, bất phương trình, hệ phương trình toán học,...Đây là bước quan trọng trong giải bài toán. Ở bước này người học phát triển khả năng nhận biết, thông hiểu vận đề, phân tích vấn đề và vận dụng các tri thức toán học.

b. Bước 2: Tìm lời giải cho bài toán đã được xây dựng ở bước 1.

Khi xác định rõ ràng các yếu tố Toán học, người học tiếp tục vận dụng những kiến thức toán học đã biết liên hệ với bài toán cần giải, qui từ lạ về quen, Xây dựng hướng giải từ những giả thuyết đã có với vấn đề cần tìm để đưa ra hướng biến đổi phù hợp.

c. Bước 3:Trình bày lời giải.

Từ hướng giải người học sắp xếp các giả thiết theo một trình tự hợp lí, có logic, lập luận chặt chẽ chi tiết lời giải đó. Kiểm tra lời giải và thử lại nếu cần. Phân tích hết các khả năng xảy ra của bài toán.

d. Bước 4: Kết luận.

Sau khi kiểm tra các bước và lời giải HS cần đưa ra kết luận cho bài toán, nếu lên ý nghĩa của giá trị vừa tìm được. GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu sâu lời giải, tìm hiểu tất cả các khả năng ứng dụng của kết quả với tình huống tương tự. Khái quát hóa bài toán, mở rộng, lật ngược vấn đề. Hoạt động này nhằm phát triển tư duy, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy phản biện cho người học.

27

Bài toán thực tiễn trong cuốc sống rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những nhu cầu khác nhau trong lao động sản xuất con người. Tùy từng bài toán cụ thể chúng ta có cách giải quyết khác nhau.

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 35 - 37)