Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 37 - 40)

Khi tham gia dự giờ thao giảng, chuyên đề, các cuộc hợp chuyên môn rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp cũng như của bản thân, tác giả nhận thấy hầu hết GV đếu chú trọng vào việc truyền tải lý thuyết cho học sinh đểđảm bảo: kịp tiến độ bài dạy, tâm lý sợ cháy giáo án trong mỗi tiết dạy, khiến sự sáng tạo bị bó hẹp lại. Hơn thế nữa, có GV không đề cập tới ứng dụng thực tiễn của toán học và chỉ tập chung vào kiến thức nội bộ toán học, tìm cách để ra đáp số đúng, những bài toán mang tính thực tế chỉ yêu cầu học sinh ôn tập tại nhà.

Để tìm hiểu khách quan thực trạng dạy học gắn liền với thực tiễn ở trường phổ thông, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra 39 thầy cô là giáo viên Toán trường THPT Chương Mỹ A, THPT Chương Mỹ B, THPT Chúc Động và thu được kết quả sau:

28

Câu 1. Theo thầy (cô) trong dạy học Toán ở trường THPT hiện nay có cần thiết tăng cường hơn nữa các yếu tố vận dụng toán học vào thực tiễn nhằm phát triển cho học sinh năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.

a) Không cần thiết b) Cần thiết

c) Rất cần thiết Kết quả thống kê:

100 % GV được điều tra đều thấy được sự cần thiết của toán học đối với thực tiễn, vận dụng thực tiễn trong dạy học giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập, phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.

Câu 2. Theo thầy (cô), việc gắn ứng dụng thực tiễn của kiến thức cấp số cộng và cấp số nhân vào dạy học? Lý do:

a) Không cần thiết b) Cần thiết

c) Rất cần thiết Kết quả thống kê:

4 GV (10,25%) cho rằng không cần thiết phải lồng ghép bài toán thực tế vào dạy học cấp số cộng, cấp số nhân do thi cử không có, nên học gì thi nấy.

30 GV (76,92%) cho rằng cần thiết phải lồng ghép bài toán thực tế vào dạy học cấp số cộng, cấp số nhân nhưng chỉ ở mức độ mang tính giới thiệu, không cần thiết phải đi sâu.

5 GV (12,82%) cho rằng rất cần thiết phải lồng ghép bài toán vào dạy học cấp số cộng, cấp số nhân, cần đi sâu vào giải quyết bài toán thực tiễn nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

29

Câu 3. Mỗi khi dạy học một kiến thức mới của môn Toán đặc biệt là nội dung cấp số cộng và cấp số nhân, thầy (cô) có thường xuyên đưa ra những ví dụ, những tình huống thực tiễn phù hợp với kiến thức đó? Lý do.

a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Không bao giờ. Kết quả thống kê:

6 GV (15,38 %) thường xuyên lồng ghép những tình huống thực tiễn vào bài học nhưng chưa sâu.

11GV (28.21%) thỉnh thoảng lồng ghép những tình huống thực tiễn vào bài học, hoặc cho học sinh đọc thêm.

22 GV (56,41%) không bao giờ lồng ghép những tình huống do khối lượng kiến thức cần truyền đạt quá nhiều.

Câu 4. Khi học sinh hỏi về các ứng dụng thực tiễn của một nội dung kiến thức toán học nào đó mà thầy (cô) đang giảng dạy, thầy (cô) sẽ phản ứng như thế nào?

a) Nhiệt tình trình bày một sốứng dụng trong các lĩnh vực thực tiễn của kiến thức hoặc giới thiệu về nguồn gốc thực tiễn phát sinh kiến thức đó.

b) Chỉ ra vài vấn đề của thực tiễn có thể giải quyết qua sử dụng lý thuyết của kiến thức đó.

c) Rất ngại phải giải thích cho học sinh vì những hạn chế về lĩnh vực ứng dụng thực tiễn toán học nên giải thích sơ sơ cho xong.

d) Lờđi, không nhắc gì đến việc giải thích, yêu cầu học sinh tự tìm hiểu. Kết quả thống kê:

30

19 GV (48,7%) lựa chọn chỉ hướng dẫn HS lý thuyết liên quan đến bài toán thực tế đó.

11 GV (28%) lựa chọn giải thích sơ sơ cho HS vì ngại phải tìm hiểu. 4 GV (10%) cho rằng bài toán thực tiễn chỉ cần đọc thêm.

Câu 5. Khi dạy các bài toán thực tiễn, thầy (cô) thường: a) Rất ngại vì việc giải thích cho học sinh phức tạp, khó khăn b) Hơi ngại vì ít học sinh trong lớp hiểu được vấn đềđó

c) Hứng thú vì giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa Toán học với thực tế d) Rất hứng thú vì cho học sinh thấy được vai trò Toán học với thực tế

Kết quả thống kê:

Đa số GV rất hứng thú vì giúp học sinh thấy những ứng dụng của Toán vào thực tế và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, một số thầy cô cho rằng việc đưa bài toán thực tế vào dạy học còn phụ thuộc vào năng lực của từng đối tượng học sinh, với học sinh quá kém việc đưa thực tiễn vào giảng dạy rất mất thời gian và học sinh khó tiếp thu được, trong khi kiến thức cần truyền tải rất lớn và khó.

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)