Xây dựng quy trình dạy học gắn với thực tiễn

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 33 - 35)

a. Bước 1: GV xác định những mục tiêu và năng lực đạt được trong dạy học cấp số cộng và cấp số nhân.

Căn cứ vào nội dung chương trình, chuẩn kiến thức , kĩ năng GV xây dựng mục tiêu bài dạy, chắt lọc những kiến thức trọng tâm, xác định năng lực cốt lõi mà người học đạt được thông qua bài dạy.

Ví dụ: Mục tiêu bài dạy: Cấp số cộng

* Kiến thức: Sau khi thực hiện xong bài học này, học sinh tìm hiểu được

- Định nghĩa, số hạng tổng quát, tính chất các số hạng của cấp số cộng, tổng n số hạng đầu của cấp số cộng.

- Các công thức định nghĩa, số hạng tổng quát, tính chất các số hạng của cấp số cộng, tổng n số hạng đầu của cấp số cộng .

- Cấp số cộng được ứng dụng giải trong một số bài toán thực tế. * Năng lực:

- Năng lực tự chủ: Học sinh chủđộng tìm hiểu kiến thức từ sách giáo khoa, đặt và trả lời câu hỏi về cấp số cộng vềđịnh nghĩa, phương pháp chứng minh các công thức, dạng bài tập liên quan đến cấp số cộng.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh phát hiện ra quy luật đặc biệt của hiệu hai số trong dãy số, dự đoán tính chất, tổng của n số hạng đầu, phát hiện ra một số bài toán thực tế sử dụng cấp số cộng.

- Năng lực hợp tác: Xây dựng nhiệm vụ của nhóm, phân chia công việc hợp lí, nâng cao trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

24

- Năng lực Toán học: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học, sử dụng công cụ trong môn Toán như máy tính cầm tay, mô hình hóa Toán học.

* Phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến cấp số cộng qua đó nhận thức được Toán học giúp giải quyết bài Toán thực tế trong đời sống như bài toán về phí dịch vụđiện, nước…

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và chuẩn xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách hệ thống, có logic và sáng tạo.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ cá nhân cũng như thực hiện nhiệm chung của nhóm trong tìm hiểu kiến thức, tìm hiểu ứng dụng của cấp số cộng.

- Trung thực, sáng tạo trong quá trình học tập, tìm hiểu bài toán thực tế. - Hình thành tư duy logic, tư duy phản biện, phân tích, đánh giá thông tin với lập luận chặt chẽ và linh hoạt trong quá trình học tập nội dung bài học.

b. Bước 2: GV thiết kế hệ thống bài toán thực tế nhằm đạt được những mục tiêu bài học

Dựa trên những mục tiêu và năng lực giáo viên thiết kế các bài toán thực tế phù hợp với mục tiêu và năng lực đó. Các bài toán thực tế phải gần gũi với cuộc sống, phù hợp với nội dung bài học. GV lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lí để truyền đạt cho người học hiệu quả nhất.

c. Bước 3: Người học tiến hành thực hiện phân tích bài toán, mô hình hóa toán học bài toán thực tiễn.

Dựa trên hệ thống bài toán thực tiễn đã lựa chọn, GV hướng dẫn, gợi mở, định hướng người học huy động vốn kiến thức đã có liên hệ với dữ kiện của bài

25

toán thực tiễn, phát hiện được những kiến thức Toán học ẩn chứa trong bài toán thực tiễn.

d. Bước 4: Người học xây dựng quy trình giải dựa vào sự hỗ trợ của GV.

Khi đã mô hình hóa bài toán thực tiễn về một bài toán thuần túy. Người học dùng những kiến thức Toán học có liên quan để giải quyết bài toán đó. GV sử dụng phương pháp dạy học hợp lý ( chia nhóm, ...) phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo người học tiếp thu hiệu quả nhất.

e. Bước 5: Người học giải quyết bài toán và kết luận vấn đề thực tiễn trong bài toán.

f. Bước 6: Giáo viên và người học đánh giá lại bài học từ đó phát triển năng lực sáng tạo cho người học.

Sau khí giải quyết bài toán thực tiễn, giáo viên với người học đánh giá lại toàn bộ quá trình từ bước 1 đến đến bước 5; đồng thời đánh giá lại quá trình tham gia học tập của người học từ đó người học kịp thời nhìn nhận lại bản thân còn thiếu những kĩ năng gì, tựđiều chỉnh cho những nội dung bài học tiếp theo.

Khi xây dựng qui trình dạy học gắn với thực tiễn, GV cũng cần cung cấp cho người học phương pháp chung để giải quyết bài toán thực tiễn bao gồm 4 bước dựa trên những gợi ý chi tiết của Polya (1975) về cách thức giải bài toán đó là, tìm hiểu đề, tìm phương pháp giải, trình bày lời giải và nghiên cứu sâu lời giải.

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)