Đối với người học

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 40 - 43)

Với mục đích tìm hiểu khách quan thực trạng việc dạy học gắn liền với thực tiễn cấp số cộng và cấp số nhân từ phía người học, tác giả tiến hành điều tra 255 học sinh khối 11 trường THPT Chương Mỹ A, với đối tượng khác nhau.

Câu 1. Theo em việc học Toán ở trường THPT hiện nay có cần thiết tăng cường hơn nữa các yếu tố vận dụng toán học vào thực tiễn?

a) Không cần thiết b) Cần thiết

c) Rất cần thiết

31

28 (10,98 %) HS thấy không cần thiết do không thi đến.

213 (83,52%) HS thấy cần thiết do một số bài toán khó trong kì thi THPT có liên quan đến thực tiễn

14 (5,49%) HS thấy rất cần thiết.

Câu 2. Theo em, việc tìm hiểu một số ứng dụng thực tiễn của kiến thức cấp số cộng và cấp số nhân là: a) Không cần thiết b) Cần thiết c) Rất cần thiết Kết quả thống kê: 147 (57,65%) HS thấy không cần thiết phải tìm hiểu ứng dụng của cấp số cộng và cấp số nhân vào thực tiễn do đây là nội dung ít thi.

Số còn lại cho rằng cần thiết tìm hiểu ứng dụng của cấp số cộng và cấp số nhân. Câu 3. Khi học Cấp số cộng và cấp số nhân ở chương trình lớp 11, em có thường xuyên làm các việc sau không?

+ Tìm hiểu lịch sử các vấn đề CSC, CSN.

+ Dùng kiến thức CSC, CSN để giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn và các môn học khác trong chương trình phổ thông;

+ Đề xuất các bài toán CSC, CSN xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn. a) Thường xuyên.

b) Thỉnh thoảng. c) Không bao giờ. Kết quả thống kê:

Kết quả 237 (92,9%) lựa chọn thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng kiến thức CSC và CSN để giải quyết các bài toán thực tiễn mà lý do chủ yếu là chưa thấy thầy cô đến cập tới vấn đề này. Nội dung kiến thức cấp số cộng và cấp số nhân ít

32

thi, nên chủ yếu chỉ xoáy vào giải quyết bài toán thuần toán học để tìm ra đáp số, rất ít liên hệ với thực tiễn.

Câu 4. Khi học sinh hỏi về các ứng dụng thực tiễn của một nội dung kiến thức toán học nào đó mà thầy (cô) đang giảng dạy, em thấy thầy (cô) phản ứng như thế nào?

a) Nhiệt tình trình bày một số ứng dụng trong lĩnh vực thực tiễn của kiến thức hoặc giới thiệu về nguồn gốc thực tiễn phát sinh kiến thức đó.

b) Chỉ ra vài vấn đề của thực tiễn có thể giải quyết qua sử dụng lý thuyết của kiến thức đó.

c) Lờđi, không nhắc gì đến việc giải thích, yêu cầu học sinh tự tìm hiểu.

Kết quả thống kê: Đa số HS đều lựa chọn phương án 2. GV chỉ ra vài vấn đề có thể giải quyết bằng cách sử dụng kiến thức đã học, chứ không đi sâu vào vấn đề.

Câu 5. Khi gặp các bài toán có nội dung thực tiễn, em thường: a) Rất sợ vì không hiểu bản chất Toán học ở tình huống thực tiễn đó. b) Không hứng thú vì vấn đề quá khó.

c) Hứng thú nhưng không có khả năng để giải quyết. d) Rất hứng thú.

Kết quả thống kê: Đa số HS đều lựa chọn phương án c, hứng thú nhưng không có khả năng tự giải quyết nó. HS chưa biết cách mô hình hóa toán học đối với bài toán thực tiễn. Bên cạnh đó cũng có sốđông học sinh không hứng thú với lí do đọc đề thấy quá khó.

Câu 6. Nếu gặp bất kỳ một bài toán nào có nội dung thực tiễn có trong sách giáo khoa Toán THPT hiện hành, em có chắc chắn rằng mình vận dụng ngay được kiến thức toán học để giải nó?

33 b) Không chắc lắm

Kết quả thống kê: Đa số HS lựa chọn đáp án b, điều này chứng tỏ rằng HS vẫn chưa tự tin để có thể giải quyết được bất kì một tình huống thực tế nào nảy sinh.

Một phần của tài liệu Trần Thu Hương_LL và PPDH Toán_QH2019S đợt 1_ban truoc BV (Trang 40 - 43)