LUYỆN TẬP a Mục tiêu: KT kiến thức HS đã học vào trả lời câu hỏi TN.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 11 cv 5512 mới nhất, cập nhật năm học 2022 (Trang 125 - 128)

a. Mục tiêu: KT kiến thức HS đã học vào trả lời câu hỏi TN. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

c. Sản phẩm: đáp án:

1D 2A 3A 4B 5B 6A 7B 8C

9A 10D 11C 12D 13C 14D 15B

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Câu 1. Ứng động là:

A. phản ứng sinh trưởng đặc trưng của các cơ quan có cấu tạo hình dẹp (hình lưng bụng).

B. nguyên nhân là sự biến đổi của tác nhân ngoại cảnh và tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào mặt trên và mặt dưới của cơ quan.

C. phản ứng sinh trưởng của cơ quan đó đối với sự kích thích từ 1 hướng của các tác nhân ngoại cảnh. D. A và B đúng.

Câu 2. ứng động sinh trưởng như:

A. ứng động nở hoa, lá, nhiệt ứng động. B. ứng động tiếp xúc.

C. hoá ứng động. D. ứng động sức trương.

Câu 3. Hệ thần kinh dạng lưới có ở:

A. thuỷ tức. B. giun dẹp. c. đỉa. D. cào cào.

Câu 4 . Cơ chế bình thành điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế ở màng tế bào từ:

A. phân cực, đảo cực, mất phân cực, tái phân cực. B. phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. C. mất phân cực, phân cực, đảo cực, tái phân cực.

D. đảo cực, phân cực, mất phân cực, tái phân cực.

Câu 5. Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh không có màng miêlin có đặc điểm:

A. điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc, tốc độ lan truyền chậm.

B điện thê hoạt động lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. tốc độ lan truvền chậm. C. điện thê hoạt động lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên, tốc độ lan truyền nhanh. D. điện thế hoạt động lan truyền liên lục từ vàng này sang vàng khác kề bên, tốc độ lan truyền nhanh.

Câu 6. Hành vi biếu cá của chim nhạn đực cho chim nhạn cái trong mùa sinh sản là:

A.tập tính sinh sản. B. tập tính xã hội. C. tập tính kiếm ăn. D. tập tính di cư.

Câu 7. Ta đặt tên chó và gọi tên đó khi cần gọi chó chạy đến là ta ứng dụng hình thức:

A. học tập điều kiện hoá hành động. B. học tập điều kiện hoá đáp ứng. C. học tập quen nhờn.

D. học ngầm.

Câu 8. Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa, tạo dứa trái vụ là tác động của:

A. gibêrelin. B. xitôkinin. C. Êtilen. D. axit abxixic.

Câu 9. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn có ở:

A. châu chấu, gián,... B. bướm, ruồi, ong, rắn,... C. người, chó, mèo,... D. gà, ngỗng, chim sáo,...

Câu 10. ở cơ thể trẻ em gái vào thời kì dậy thì hoocmôn được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí là:

A. tirôxin. B. hoocmôn sinh trưởng, C. ơstrôgen. D. testostêrôn.

Câu 11. tác động sinh lí của testostrêrôn là:

A. kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp kích thích phát triển xương.

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể

C. Tăng phát triển xương, kích thích phân hoá tế bào để bình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, làm tăng tổng hợp prôtêin.

D. tăng phát triển xương, kích thích phân hoá tế bào để bình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp

Câu 12. Sinh sản vô tính giúp cây duy trì nòi giống, sống qua được mùa bất lợi ở dạng:

A. thân rễ. B. Thân củ, căn hành C. bào tử. D. A và B đúng

Câu 13. ở gà, vịt có:

A. thụ tinh chéo, thụ tinh ngoài. B. tự thụ tinh, thụ tinh trong. C. thụ tinh chéo, thụ tinh trong. D. tự thụ tinh, thụ tinh ngoài.

Câu 14. Uống thuốc tránh thai làm cho nồng độ hoocmôn trong máu tăng cao đó là các hoocmôn:

A.FSH, LH. B. ơstrôgen. C. prôgestêrôn. D. B và c đúng.

Câu 15. Kích thích lên niêm mạc tử cung gây phản ứng chống lại sự làm tổ của hơp tử ở tử cung, hợp tử không làm tổ được sẽ rơi ra ngoài cơ thể. Đó là tác dụng của hiện pháp tránh thai:

A. tính vòng kinh. B. dụng cụ tử cung, C. thuốc viên tránh thai. D. triệt sản.

HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo và thảo luận:

Sử dụng kĩ thuật tia chớp: Ứng với mỗi câu hỏi gọi 1 HS trả lời; 1-3 HS khác nhận xét.

Bước 4. Kết luận và nhận định

GV chuẩn hóa kiến thức, cho đáp án.

D. VẬN DỤNGa. Mục tiêu: (11),(12),(13),(14),(15),(16),(17),(18). a. Mục tiêu: (11),(12),(13),(14),(15),(16),(17),(18).

b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi liên hệ thực tế.

Câu 1..Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xinap, hãy giải thích tác dụng của

các loại thuốc atrophin đối với người và dipteric đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn

Câu 2. Kể tên một số tập tính của động vật vào thực tiễn.

Câu 3. Một số cây trồng như bông, đậu, cà chua… người ta thường hay bấm ngọn thân chính. Biện

pháp đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây như thế nào? Auxin có vai trò gì trong biện pháp đó? Bấm ngọn thân chính có ảnh hưởng như thế nào tới ST- PT của cây?. Giải thích tại sao?

Câu 4: Hiện tượng rắn lột xác để lớn có phải là biến thái không hoàn toàn hay ko? Câu 5: giải thích tại sao trong giai đoạn mang thai trứng không chín và rụng? c. sản phẩm: đáp án của HS.

Câu 1. Dùng thuốc atrophin làm phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng

sau xinap với chất axetincolin, do đó làm hạn chế hứng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.

Thuốc tẩy giun sán dipteric khi được lợn uống vào ruột, thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá hủy enzim colinesteraza ở các xinap. Do đó sự phân giải axetincolin không xảy ra. Axetincolin tích tụ nhiều ở màng sau xinap gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán co liên tục làm chúng cứng đờ không bám vào được niêm mạc ruột, bị đẩy ra ngoài.

Câu 2. Một số tập tính của động vật vào thực tiễn.

- Chó, mèo : được con người thuần hóa, sừ dụng tập tính săn mồi ăn thịt của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửu, tạo ra những giống chó săn: chó đặc công, chó thám tử

- Trong các rạp xiếc, người ta đả làm thay đổi tập tính cảu nhiều loài thú dữ ( hổ, báo, voi, sư tử ...) khiển chúng trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú trong càc màn biểu diễn bằng cách huấn luyện các con thù còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện. - Sử dụng các loài thiên địch ( bọ rùa, tò vò, ông mắt đỏ) trong việc tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng

+ Bò rùa đươc nuôi thả để diệt rệp cam

+ Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng

+ Tò vò có tập tính bắt âu, tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non mới nở.

- Dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại để tạo ra cá thể bất thụ. Những con đực này khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản  Hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại

Câu 3.

- Ảnh hưởng: + Tạo điều kiện cho các chồi bên sinh trưởng mạnh + Tán cây phát triển về bề rộng (hoặc cây ra nhiều hoa)

- Giải thích: + Tác dụng của auxin: kích thích sự tăng trưởng của các tế bào phần ngọn, đồng thời kìm hãm sự xuất hiện và tăng trưởng của các chồi bên

+ => Bấm ngọn đã hạn chế tác dụng ưu thế đỉnh của auxin do auxin ở ngọn không còn nữa => các chồi bên tự do xuất hiện và tăng trưởng mạnh

Câu 4: Rắn lột xác lớn lên không phải là biến thái vì:

-Đặc điểm hình thái, cấu tạo của rắn ngay từ khi mới sinh ra đã gần hoàn thiện như con trưởng thành -Rắn lột xác là để cởi bỏ lớp vẩy sừng, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể lớn lên.

Câu 5: Trong giai đoạn mang thai trứng không chín và rụng

Vì trong giai đoạn mang thai, 2 tháng đầu, nhau thai tiết ra HCG có chức năng duy trì sự phát triển của thể vàng. Thể vàng tiết estrogen và progesteron, hai hoocmon này ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên bài tiết hoocmon, làm giảm nồng độ FSH và LH. Từ tháng thức 3 trở đi, nhau thai trực tiếp tiết ra 2 loại hoocmon này, do đó tuyến yên và vùng dưới đồi tiếp tục bị ức chế và tiết hoocmon. Nồng độ FSH và LH luôn duy trì ở mức thấp trong suốt thai kì nên nang trứng không được kích thích, trứng không chín và không rụng.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 11 cv 5512 mới nhất, cập nhật năm học 2022 (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w