Cơ sở thần kinh của tập tính:

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 11 cv 5512 mới nhất, cập nhật năm học 2022 (Trang 26 - 28)

- Cơ sở thần kinh của các tập tính là các phản xạ.

-(Kích thích→ Thụ quan →hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động)

1. Tập tính bẩm sinh:

- Là chuỗi các phản xạ không điều kiện. - Thường rất bền vững và không thay đổi.

- Trình tự phản xạ trong hệ thần kinh do gen quy đinh sẵn. Nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định

2. Tập tính học được:

- Là chuỗi các phản xạ có điều kiện.

- Thường không bền vững, dễ thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi.

- Quá trình hình thành tập tính chính là quá trình hình thành mối liên hệ mới giữa các nơ ron. - Phụ thuộc mức độ tiến hoá của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật

+ Ở động vật có tổ chức bậc thấp, các tập tính của chúng đều là bẩm sinh vì: Hệ thần kinh có cấu tạo đơn giản. Số lượng tế bào thần kinh không nhiều → Khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, tuổi thọ rất ngắn không có nhiều thời gian cho việc học tập

+ Động vật đặc biệt là người có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ co điều kiện , hoàn thành các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm.

C. LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi để khắc sâu mục tiêu: (1), (2), (3).

2. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm sau:

Câu 1 . Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập? A. Tập tính bẩm sinh.

B. Tập tính học được.

B. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được) D. Tập tính nhất thời.

Câu 2: Tập tính học đượclà:

A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.

Câu 3: Tập tính động vật là:

A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

Câu 4 : Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. B. Vì sống trong môi trường phức tạp.

C. Vì có nhiều thời gian để học tập.

D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm:

Đáp án: 1D, 2A, 3D, 4A.

4.Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS nhận nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

+ HS suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày đáp án của mình khi GV yêu cầu Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.

D. VẬN DỤNG1. Mục tiêu: (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12). 1. Mục tiêu: (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12). 2. Nội dung: Về nhà làm bài tập sau

1.Trong các ví dụ sau đây, tập tính nào thuộc tập tính bẩm sinh, tập tính nào thuộc tập tính học được. a. Hổ rình mồi.

b. Nai chạy trốn.

c. Ếch nhái đẻ trứng ở nước.

d. Mực ống phun mực khi có kẻ thù. e. Gà con núp bụng mẹ khi có diều hâu.

2. Lấy ví dụ về tập tính bẩm sinh ở động vật và người và cho biết có thể thay đổi hay phát triển tập tính đó thành tập tính học tập được không?

3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi:Đáp án: Đáp án:

1.Trong các ví dụ sau đây, tập tính nào thuộc tập tính bẩm sinh, tập tính nào thuộc tập tính học được. a. Hổ rình mồi.- Học được

b. Nai chạy trốn.- Học được

c. Ếch nhái đẻ trứng ở nước.- Bẩm sinh

d. Mực ống phun mực khi có kẻ thù.- Học được e. Gà con núp bụng mẹ khi có diều hâu.- Học được.

2. HS tự tìm hiểu thông tin trên mạng internet, trả lời được: Có những tập tính bẩm sinh có thể thay đổi được...

4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS nhận nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

- HS tìm hiểu thêm thông tin trên mạng trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả: Nộp bài tập đã làm ở tiết học sau

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 11 cv 5512 mới nhất, cập nhật năm học 2022 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w