1. Các loại hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
Tên hoocmon Nơi sản
xuất
Tác dụng sinh lí
Hoocmon sinh trưởng (GH) Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin
Tiroxin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Ơstrogen Buồng
trứng
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron Tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
2. Các nhân tố môi trường. a. Thức ăn
- Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.
- Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật .Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì
b.Nhiệt độ
- Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.
Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
c.Ánh sáng
+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.
+ Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi
a.Cải tạo giống:
Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
b.Cải thiện môi trường:
Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…).
c. Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình
Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
1. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi để khắc sâu mục (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
2. Nội dụng: HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi: Câu 1. Biến thái là sự thay đổi :
a. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình ST và PT của động vật. b. Về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình ST và PT của động vật.
c. Đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình ST và PT của động vật. d. Đột ngột về hình thái, sinh lý trong quá trình ST và PT của động vật.
Câu 2. Ở động vật , PT qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm là :
a. Qua hai lần lột xác . b. Con non gần giống con trưởng thành c. Qua 3 lần lột xác . d.Con non giống con trưởng thành
Câu 3. Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái:
a. Bọ ngựa, cào cào. b. Cánh cam , bọ rùa. c. Cá chép, Khỉ, Chó , Thỏ . d. Bọ xít, Ong, Châu chấu.
Câu 4.Những hoocmôn kích thích phân chia tế bào ,tăng kích thước tế bào , kích thích phát triển
xương đó là :
a .Hoocmôn Testostêrôn b.Hoocmôn Juvennin và Ecdisơn c. Hoocmôn sinh trướng d.Hoocmôn Estrôgen và Testôstêrôn
Câu 5.Hoocmôn của tuyến nào thiếu làm cho trẻ em chậm lớn ,trí tuệ kém .
a. Tuyến giáp b. Tuyến sinh dục c. Tuyến yên d. Tuyến tụy
3. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
Đáp án : 1.a ; 2.b ; 3.c, 4c, 5a.
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ( Sử dụng kỹ thuật tia chớp)
- HS nhận nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát – HS thảo luận cặp đôi. Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án. D. VẬN DỤNG – MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12).
2. Nội dung: HS hoạt động các nhân hoàn thành các bài tập và câu hỏi hỏi sau:
Bài tập: Hoàn thiện cột L của bảng phần khởi động.
Câu hỏi 1: Khi quan sát vòng đời phát triển của gián và muỗi, bạn Hà kết luận: Gián và muỗi đều có kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn. Theo em bạn trả lời như vậy có đúng không? Tại sao? Nêu biện pháp hạn chế sự phát triển 2 loài này?
Câu hỏi 2:
Tại sao khi nuôi cá rô phi người ta thường thu hoạch cá sau một năm tuổi, khi cá đạt khối lượng từ 1 – 1,2kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ ba khi cá có thể đạt tới khối lượng tối đa 2,5kg?
3. Sản phẩm học tập:
- Bảng KWL đã đủ nội dung - Trả lời được các câu hỏi:
Câu 1:
Câu 2: Vì tốc độ sinh trưởng từ năm 3 trở đi chậm dần, mà cá càng to ăn càng nhiều, chi phí sẽ tốn
kém hơn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ( Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ về nhà)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả: Nộp báo cáo nhiệm vụ đã làm vào tiết học sau
Bước 4: Kết luận và nhận định: GV thu báo cáo của HS và nhận xét – cho điểm 1 vài HS
I. Mục tiêu:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- Khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật.
- Cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. - Vai trò của các hình thức sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người. - Phân biệt sinh sản sinh dưỡng với sinh sản bằng bào tử
2. Năng lực:
Năng lực Mục tiêu Mã
hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật (1) - Nêu được khái niệm các hình thức sinh sản vô tính và cơ sở
sinh học của các hình thức này. (2)
- Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân
giống vô tính ở thực vật. (3)
- Nêu được vai trò của các hình thức sinh sản vô tính đối với
đời sống thực vật và con người (4)
Tìm hiểu thế giới sống - Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên (5) Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học
- Vận dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp (6) -Thực hành tại nhà: Giâm, chiết, ghép một số giống cây (7)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (8) Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về sinh sản vô tính ở thực
vật (9)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất một số biện pháp nhân giống hoa, cây cảnh bằng nhân
giống vô tính kết hợp tạo dáng thế (10)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực
hiện các nhiệm vụ được phân công (11)
Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (12) Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về những công việc
đã làm (13)
II.Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên:
- Video sinh sản vô tính ở động vật, đẻ con của động vật, quy trình nuôi cấy mô. - Hình ảnh về sinh sản ở thực vật ( vô tính, hữu tính).
- Tranh hình SGK Tiết PPC T Số tiết Tên bài/ chủ đề: Ngày soạn:.../.../...
Chương IV: SINH SẢN
A SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT 46-
47 2
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, tìm kiếm tài liệu có liên quan về sinh sản vô tính ở thực vật trên intenet
-Tiến hành làm sưu tầm mẫu vật về sinh sản vô tính, tự thực hành nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép tại nhà trước khi tiến hành tại lớp 2 tuần
III. Tiến trình dạy học
* Ổn định tổ chức:
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút)1. Mục tiêu: 1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, đồng thời HS xác định được nội dung cần tìm hiểu: + Khái niệm sinh sản ở thực vật
+ Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng
2. Nội dung:
-Hoạt động cá nhân:
+ HS Xem video sinh sản ở động vật.
+ HS xem một số hình ảnh về sinh sản ở thực vật ( vô tính, hữu tính).
+Trả lời câu hỏi: Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào ở sinh vật? Ý nghĩa của sinh sản đối với sinh vật?
3. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi GV đưa ra và suy nghĩ về sự liên quan giữa video đã xem với
nội dung bài học cần tìm hiểu
4. Cách thức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem video https://youtu.be/crbgXedi-zI?t=2 và các hình ảnh về sinh sản ở TV và ĐV - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau khi xem video, quan sát các hình ảnh: Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào ở sinh vật? Ý nghĩa của sinh sản đối với sinh vật?
- HS xem video và suy ngẫm – trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
- GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi đã nêu
- HS trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình
Bước 4: Kết luận- Nhận định: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận về khái niệm sinh sản và những nội dung cần tìm hiểu trong bài sinh sản vô tính ở thực vật
* Kết luận:
I. Khái niệm chung về sinh sản:
- Sinh sản là quá trình tạo ra các thể mới đảm bảo sự phát triến liên tục của loài. - Có 2 kiểu: Sinh sản vô tính và hữu tính.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật. Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật. a. Mục tiêu: (1), (8), (13).
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân và cặp đôi: HS quan sát hình ảnh sinh sản vô tính, hữu tính của thực vật, thảo
luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời được câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về sinh sản vô tính và hữu tính của thực vật
- Yêu cầu học sinh kết hợp đọc SGK- thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong các hình ảnh trên hình nào là sinh sản vô tính ở thực vật?
+ Phát biểu khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật là gì??
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát. Thảo luận cặp đôi tìm nội dung để trả
lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện một số HS trả lời các câu hỏi, HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của HS và đưa ra câu trả lời chính xác, rồi tiểu kết
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
*GV kết luận