5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Tình hình tài chính
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bibica (2019 – 2021)
Đvt: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Giá trị (%) Giá trị (%) 1 Doanh thu bán hàng 1.513.816 1.228.762 1.100.927 (285.054) (18,83) (127.835) (10,40) 2 Các khoản giảm trừ DT 10.255 10.206 9.929 (49) (0,48) (277) (2,71)
3 Doanh thu thuần về BH 1.503.561 1.218.556 1.090.998 (285,005) (18,96) (127.558) (10,47)
4 Giá vốn hàng bán 1.019.917 889.301 775.964 (130.616) (12,81) (113.337) (12,74)
5 Lợi nhuận gộp 483.645 329.255 315.136 (154.390) (31,92) (14.119) (4,29)
6 Doanh thu hoạt động
tài chính 19.815 24.488 13.012 4.673 23,58 (11.476) (46,86)
7 Chi phi tài chính 1.770 7.261 3.502 5.491 310,23 (3.759) (51.77)
- Trong đó: chi phí lãi vay 5.294 5.294
8 Chi phí bán hàng 321.269 237.326 237.232 (83.943) (26,13) (94) (0,04)
9 Chi phí quản lý DN 70.342 80.789 66.275 10.447 14,85 (14.514) (17,97)
10 Lợi nhuận thuần 110.079 28.367 21.120 (81.712) (74,23) (7.247) (25,55)
11 Thu nhập khác 11.262 97.421 10.642 86.159 765,04 (86.779) (89,08)
12 Chi phí khác 799 2.939 4.662 2.140 267,83 1.723 58.63
13 Lợi nhuận khác 10.463 94.483 5.980 84.020 803,02 (88.503) (93,67)
14 Lợi nhuận trước thuế 120.542 122.849 27.100 2.307 1,91 (95.749) (77,94)
15 Chi phí thuế TNDN
hiện hành 25.583 27.068 5.171 1.485 5,80 (21.897) (80,90)
16 Lợi ích thuế TNDN
hoãn lại 476 835 1 359 75,42 (834) (99,88)
17 Lợi nhuận thuần sau
thuế TNDN 95.434 96.616 21.930 1.182 1,24 (74.686) (77,30)
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.832 5.952 1.351 120 2,06 (4.601) (77,30)
Trang 36
Nhận xét:
Qua bảng kết quả báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bibica trong giai đoạn 2019 – 2021 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều biến động và giảm qua các năm cụ thể như sau:
Tổng doanh thu bán hàng năm 2019 là 1.513.816 triệu đồng đến năm 2020 giảm xuống còn 1.228.762 triệu đồng, tương đương 18,83%. Năm 2021 tiếp tục giảm thêm 127.835 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm 10,40%. Doanh thu năm 2020 có phần sụt giảm vì đây là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19 và thiên tai lũ lụt ở miền Trung dẫn đến lượng mua hàng giảm đáng kể. Trong năm 2021 thì tình hình kinh doanh vẫn tiếp tục giảm do là dịch Covid ở giai đoạn quý 2 và 3 của năm diễn biến phức tạp hơn, Chính phủ ra quyết định phải giãn cách xã hội trong thời gian dài. Điều này cũng đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện cách ly xã hội rất nghiêm ngặt dẫn đến việc bán hàng thiếu tính ổn định. Về lợi nhuận, năm 2020 so với năm 2019 lợi nhuận trước thuế tăng 1,91%, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 1,24%. Đến năm 2021 lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 77,94% và lợi nhuận sau thuế giảm 77,30% so với năm 2020. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận là do tình hình giá cả biến động, cung vượt cầu, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều cùng với sự cạnh tranh gay gắt và tình hình dịch bệnh biến động trong cả nước dẫn đến lợi nhuận của Công ty bị sụt giảm.
Bảng 2.4: Chỉ số khả năng thanh toán của Công ty (2019 – 2021)
ĐVT: Lần CHỈ SỐ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Giá trị % Giá trị % Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.54 1.67 1.06 0.13 8,44 (0.61) (36,53)
Hệ số thanh toán nhanh 1.32 1.37 0.08 0.05 3,79 (1.29) (94,16)
Hệ số thanh toán tức thời 0.74 0.26 0.29 (0.48) (64,86) 0.03 11,54
Trang 37
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán qua 3 năm đa số đều tăng ở năm 2019 và giảm nhẹ ở năm 2020 (trừ hệ số thanh toán tức thời). Cụ thể, hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2019 là 1.54 lần tăng 0.13 lần ở năm 2020 tương đương 8,44% và giảm nhẹ ở năm 2021 là 0.61 lần, tức giảm 36,53%. Hệ số thanh toán ngắn hạn qua các năm đều lớn hơn 1, cho thấy Công ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong 3 năm, năm 2020 có hệ số thanh toán ngắn hạn cao nhất do đó càng đảm bảo được khả năng chi trả của Công ty, tính thanh khoản ở mức cao.
Hệ số thanh toán nhanh năm 2019 là 1.32 lần tăng lên 0.05 lần ở năm 2020 tương đương mức giảm là 3,79%. Năm 2021 giảm 1.29 lần so với năm 2020, tương đương 94,16%. Hệ số thanh toán nhanh năm 2020 là cao nhất tăng so với năm 2019 và giảm ở năm 2021 có nghĩa năm 2019 và 2020 là Công ty có khả năng trả tốt các khoản nợ mà không cần vay thêm hay bán thêm hàng tồn kho, tính thanh khoản cao vì chỉ số 2 năm này đều lớn hơn 1.
Hệ số thanh toán tức thời giảm ở năm 2020 và tăng nhẹ năm 2021. Cụ thể năm 2019 hệ số thanh toán tức thời của công ty là 0.74 lần giảm 0.48 lần ở năm 2020 tương đương 64,86%. Đến năm 2021 tăng nhẹ đến 0.29 lần tức là thêm 0.03 lần tương đương 11,54%. Hệ số thanh toán tức thời năm 2019 là cao nhất nhưng cũng chỉ bằng 0.74 (gần bằng 1), năm 2020 mặc dù tiền và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng hệ số thanh toán tức thời lại giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng ít hơn so với khoản nợ phải trả. Ở năm 2021, hệ số này ở mức thấp nhất là do nền kinh tế gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 xuất hiện làm cho tình hình kinh doanh phát triển chậm lại, hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi, điều này làm cho chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương với tiền giảm mạnh. Bên cạnh đó, khoản nợ ngắn hạn vẫn giảm nhưng chỉ ở mức giảm nhẹ trong khi khoản tiền thì giảm mạnh. Điều này đã làm cho hệ số này giảm mạnh ở năm 2021. Tóm lại, hệ số thanh toán tức thời trong 3 năm chỉ ra rằng Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, cần bán thêm hàng tồn kho hoặc vay thêm để trả các khoản nợ.
Trang 38 Bảng 2.5: Chỉ số hiệu quả hoạt động của Công ty (2019 – 2021)
ĐVT: Vòng CHỈ SỐ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Giá trị % Giá trị % Số vòng quay tài sản 1.06 0.78 0.67 (0.28) (26,42) (0.11) (14,10) Số vòng quay tài sản cố định 7.28 3.65 2.02 (3.63) (49,86) (1.63) (44,66) Số vòng quay vốn lưu động 5.13 4.25 30.32 (0.88) (17,15) 26.07 613,41 Số vòng quay hàng tồn kho - 7.34 5.39 7.34 - (1.95) (26,57) Số vòng quay khoản phải thu - 7.01 5.37 7.01 - (1.64) (23,40) Số vòng quay khoản phải trả - 5.21 6.00 5.21 - 0.79 15,16
Nguồn: https://finance.vietstock.vn
Nhận xét:
Qua bảng chỉ số hiệu quả hoạt động của Công ty, ta thấy các chỉ số tăng giảm không đều qua các năm. Số vòng quay tài sản giảm dần qua các năm. Như là năm 2019 số vòng quay là 1.06 vòng, năm 2020 giảm 0.28 vòng so với 2019 tương đương 26,42%. Đến năm 2021 số vòng quay tài sản cố định tiếp tục giảm còn 0.67 vòng, tương đương 14,10%. Chỉ số ngày có ý nghĩa mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Tức là mỗi đồng tài sản sẽ tạo ra được cho Bibica lần lượt là 1.06 đồng doanh thu (năm 2019), 0.78 đồng doanh thu (năm 2020) và 0.67 đồng doanh thu (năm 2021). Chỉ số vòng quay tài sản càng cao thì doanh thu từ tài sản của công ty càng hiệu quả, do đó có thể thấy trong 3 năm thì năm 2019 doanh thu từ tài sản của công ty đạt hiểu quả. Ở năm 2021, số vòng quay tài sản 0.67 vòng – số vòng thấp nhất trong 3 năm, điều đó cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu.
Số vòng quay tài sản cố định năm 2019 là 7.28 vòng giảm 3.63 vòng ở năm 2020, tương đương 49,86%. Đến năm 2021 giảm xuống còn 2.02 vòng, tức giảm 1.63 vòng, tương đương 44,66%. Số vòng quay tài sản cố định là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được lần lượt đồng doanh thu như là: năm 2019 tạo ra 7.28 đồng, năm 2020 tạo ra được 3.65 đồng doanh thu và năm 2021 tạo ra 2.02 đồng doanh thu. Có thể thấy, năm 2019 số vòng quay tài sản cố định cao nhất do là Công ty khánh thành nhà máy mới tại Long An, điều này đã làm tăng tài sản cố
Trang 39
định của Công ty. Và năm 2019 tình hình kinh tế vẫn đang trong điều kiện ổn định nên việc kinh doanh của Công ty tiến triển rất tốt, việc này cũng làm cho doanh thu thuần tăng lên cao nhất trong 3 năm. Số quay vòng tài sản cố định cao hơn sẽ cho thấy rằng một công ty đã sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư vào tài sản cố định nhằm tạo ra doanh thu.
Số vòng quay vốn lưu động năm 2019 là 5.13 vòng và giảm nhẹ năm 2020, giảm 0.88 vòng, tương đương 17,15%. Năm 2021 tăng mạnh lên đến 30.32 vòng. Có thể thấy trong thời gian qua, Công ty đã kinh doanh rất hiệu quả, chứng tỏ khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn nhanh do số vòng quay năm 2021 (điều kiện trong dịch Covid diễn biến phức tạp) mặc dù có giảm nhẹ vẫn ở mức cao hơn năm 2019 (điều kiện bình thường).
Số vòng quay hàng tồn kho giảm qua các năm. Năm 2021 số vòng quay hàng tồn kho là 5.39 vòng giảm 1.95 vòng so với năm 2020, tương đương 26,57%. Qua kết quả này ta thấy dấu hiệu rằng Bibica hoạt động rất hiệu quả, tình hình bán hàng diễn ra tốt và dự đoán lượng hàng tồn kho đúng với nhu cầu thị trường, mặc dù các chỉ số vẫn có thay đổi một chút do bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài, mà tác động này ảnh hưởng đến đa số doanh nghiệp trên thị trường chứ không riêng Bibica.
Giống như số vòng quay hàng tồn kho thì số vòng quay khoản phải thu và số vòng quay khoản phải trả cũng giảm đều qua các năm. Xét từng chỉ số, số vòng quay khoản phải thu của công ty năm 2020 là 7.01 giảm xuống còn 5.37 vòng ở năm 2021, tương đương 23,40%. Đây là trạng thái không tích cực cho Công ty vì các khoản phải thu giảm theo từng năm sẽ làm cho các khoản nợ không có khả năng thanh toán được nhanh chóng do dòng tiền lưu chuyển không được liên tục. Năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi đại dịch nên buộc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, điều này cũng làm tình hình bán hàng gặp khó khăn, lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn, tại các nhà phân phối hay đại lí thì hàng hóa không được thúc đẩy ra thị trường dẫn đến khả năng thanh toán thấp, khả năng thu hồi của Công ty kém.
Số vòng quay khoản phải trả năm 2020 là 5.21 vòng tăng nhẹ lên 0.77 vòng ở năm 2020, tương đương 15,16%. Khả năng thu hồi của Công ty với khách hàng thấp dẫn nên khả năng trả nợ cho nhà cung cấp cũng kém đi. Chỉ số này tăng dần nhẹ qua
Trang 40
các năm cho thấy Công ty có khả năng thanh toán. Năm 2021, các công ty đều bị ảnh hưởng chung bởi nền kinh tế, do đó việc chi trả các khoản nợ tại Công ty bị trì trệ là dấu hiệu bình thường.
Sở dĩ các chỉ số như số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu và số vòng quay khoản phải trả năm 2019 bằng 0 là vì kết quả này là từ hàng tồn bình quân, khoản phải thu bình quân, khoản phải trả bình quân mà để tính được năm 2019 thì cần số liệu năm 2019 và 2018 nhưng đề tài chỉ phân tích giai đoạn 2019 – 2021 do đó các chỉ số này năm 2019 bằng 0.
Bảng 2.6: Chỉ số về doanh lợi của Công ty (2019 – 2021)
ĐVT: % CHỈ SỐ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Giá trị Giá trị
Tỷ suất lợi nhuận gộp 32,17 27,02 28,88 (5,15) 1,86
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động 10,68 6,95 6,81 (3,73) (0,14)
Tỷ suất lợi nhuận ròng 6,35 7,93 2,01 1,58 (5,92)
Tỷ suất sinh lời của tài sản 6,76 6,21 1,35 (0,55) (4,86)
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 9,93 9,2 2,04 (0,73) (7,16)
Nguồn: https://finance.vietstock.vn
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của Công ty tăng giảm không đều trong 3 năm. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2019 là 32,17% sau đó giảm đi 5,15%% ở năm 2020 và đến năm 2021 thì tăng nhẹ lại 1,86%. Tỷ suất này nhìn chung cũng khá cao mặc dù năm 2020 và 2021 thì tình hình kinh doanh không được thuận lợi như các năm trước những tỷ suất vẫn ở mức cao, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp càng hiệu quả. Các sản phẩm của doanh nghiệp đang tiêu thụ tốt, đồng thời kiểm soát các chi phí trực tiếp rất tốt.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của công ty giảm đều qua các năm. Năm 2019, chỉ số này là 10,68% đến năm 2020 giảm 3,73% và tiếp tục giảm mạnh thêm 0,14% ở năm 2021. Tỷ suất này có nghĩa là cứ một trăm đồng doanh thu thuần sẽ mang về lần lượt là 10,68 đồng lợi nhuận (năm 2019), 6,95 đồng lợi nhuận (năm 2020) và 6,81
Trang 41
đồng lợi nhuận (năm 2021). Kết quả này cho thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động năm 2019 ở mức cao, riêng năm 2020 và 2021 mức rất thấp, mặc dù tình hình kinh doanh gặp khó khăn, hàng hóa không được thúc đẩy ra thị trường, sản lượng tiêu thụ thấp dẫn đến giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng nhưng vì một số chi phí hoạt động cố định vẫn phải chi trả do đó làm cho tỷ suất này năm 2020 2021 giảm mạnh.
Tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2019 là 6,35% đến năm 2020 tăng 1,58% và sau đó giảm mạnh ở năm 2021 là 5,92%. Tỷ suất này cho biết được tình hình lợi nhuận của công ty năm 2019 chiếm 6,35% trên tổng doanh thu, năm 2020 chiếm 7,93% trên tổng doanh thu và năm 2021 chiếm 2,01% trên tổng doanh thu. Điều này cho thấy năm 2019 và 2021 các khoản thu nhập khác mà công ty mang lại rất thấp, năm 2020 tỷ suất này cao nhất là nhờ vào khoản thu nhập khác mang về gấp gần 10 lần do với 2019 nên đã tăng lợi nhuận trước thuế lên. Nếu không có khoảng này có thể lợi nhuận trước thuế sẽ âm và tỷ suất này sẽ bằng 0.
Giống với tỷ suất lợi nhuận hoạt động thì tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đều qua các năm. Về tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2019 là 6,76% sau đó giảm 0,55% ở năm 2019 và đến năm 2020 thì tiếp tục giảm thêm 4,86%. Qua kết quả này, ta thấy tỷ suất này giảm qua các năm, tỷ suất ở mức rất thấp, chứng tỏ rằng khả năng sử dụng tài sản của Công ty chưa đạt hiệu quả cao, do đó tình hình của Công ty chưa được đánh giá cao về năng lực tài chính. Điều này dẫn đến chứng khoán của Công ty vẫn chưa được ưa chuộng trên thị trường. Vì thế Công ty cần đưa ra các phương pháp, chiến lược kinh doanh mới để tăng lợi nhuận ròng nhằm cải thiện tỷ suất sinh lời của tài sản làm sao cho tỷ suất lớn hơn 10% và phải duy trì được trong 3 năm.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2019 là 9,93% sau đó giảm 0,73% ở năm 2019. Đến năm 2020, chỉ số này lại giảm xuống thêm 7,16%. Có thể thấy rằng, kết quả của tỷ suất này giảm dần qua các năm, chứng tỏ ban lãnh đạo Công ty chưa đưa ra các quyết định đúng đắn về việc tái đầu tư vốn vào các tài sản không tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Một lý do khác ảnh hưởng đến việc giảm tỷ suất này là do trong hội đồng cổ đông của Bibica không cùng ý kiến, nội bộ lục đục về việc thâu tóm và đưa Bibica thành Công ty sản xuất bánh kẹo dẫn đầu Việt Nam. Do vấn đề này xảy
Trang 42
ra nên ban lãnh đạo không còn tạo ra giá trị cho cổ đông nên vào năm 2020, cổ đông lớn nhất của Bibica là Lotte đã rút vốn.
Bảng 2.7: Chỉ số đòn cân nợ của Công ty (2019 – 2021)
ĐVT: % CHỈ SỐ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019