Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 2020 (Trang 45 - 50)

3. Những đóng góp mớı của luận văn

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Tam Đường là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ địa lý từ 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ Bắc, 1030 18’ đến 1030 46’độ kinh Đông, có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu;

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên (UBND huyện Tam Đường, 2020).

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Tam Đường

Nguồn: UBND huyện Tam Đường (2020) Diện tích tự nhiên của huyện Tam Đường là 68.452,38 ha, chiếm 7,55% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, bao gồm 14 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 13 xã). Với vị trí là cửa ngõ của tỉnh Lai Châu nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa quy mô liên kết vùng nối khu vực Tây Bắc với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 32 chạy qua, với lợi thế nằm trên chuỗi đô thị biên giới vùng Tây Bắc là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, là cầu nối các tua du lịch Sa Pa - Lai Châu - Sìn Hồ, Sa Pa - Ma Lù Thàng, Sa Pa - Tam Đường - Điện Biên… tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội của huyện (UBND huyện Tam Đường, 2020).

1.3.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất

tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m, Phía Đông Nam là dãy Pu Sam Cáp dài khoảng 60 km, xen giữa những dãy núi cao là các thung lũng và các dòng sông, suối như:

Thung lũng Tam Đường - Bản Giang: Độ dốc thoải đều từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 900 m; Thung lũng Tam Đường - Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So: 500 ha; Thung lũng Bình Lư - Nà Tăm - Bản Bo: Độ cao 600 - 800 m. Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp.

Huyện Tam Đường có các thành tạo trầm tích, macma xâm nhập trên đá nền, rất phức tạp, một số nơi có các hang động Caster và dòng chảy ngầm như: Sùng Phài, Bình Lư... trong đó có quần thể hang động Tiên Sơn xã Bình Lư là một quần thể hang động đẹp và là điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc (UBND huyện Tam Đường, 2020).

1.3.1.3. Khí hậu

- Khí hậu huyện Tam Đường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1.800 - 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm và có xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6 lần/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, ít mưa, lạnh và thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12, 1 ở vùng cao như: Đèo Sa Pa, đèo Giang Ma... Sương mù xuất hiện bình quân 13 - 15 ngày/năm, sương muối xuất hiện từ 1 - 2 ngày/năm.

- Nhiệt độ: Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 - 90C, vào mùa Đông lên tới 9 - 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơi có độ cao trên 1.000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 - 80C, vào mùa Đông nhiệt độ khoảng 8 - 90. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 260C, nhiệt độ cao nhất 350C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 00C.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.800 - 2.000 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè. Trong tháng 6, 7,

tháng 8 có lượng mưa lớn nhất đạt trên 320 mm/tháng. Tháng 01 và tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất, khoảng 16 - 25 mm/tháng.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 2.100 - 2.300 giờ/năm. Trong năm, từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian nhiều nắng, trung bình khoảng 170 - 190 giờ/tháng; từ tháng 1 đến tháng 3 nắng ít, trung bình khoảng 50 - 70 giờ/ tháng.

- Gió: Là yếu tố phụ thuộc vào địa hình của từng địa phương. Trong các thung lũng, hướng gió thường trùng với hướng thung lũng, ở những nơi thoáng, hướng gió thịnh hành phù hợp với hướng gió chung trong mùa. Hướng gió chính là hướng Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ 1 - 2m/s, trong cơn giông có thể đạt từ 30 - 40m/s.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56% - Bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình năm là 889,6 mm (UBND huyện Tam Đường, 2020).

1.3.1.4. Thủy văn

Tam Đường là huyện có hệ thống thủy văn tương đối đa dạng và phong phú bao gồm các sông, suối chính sau:

- Sông Nậm Mu: Chảy qua Nà Tăm, Bản Bo được hình thành từ 4 con suối chính: Suối Nậm Giê từ đỉnh Sa Pa, suối Nà Đa từ Hồ Thầu, suối Nậm Đích từ Khun Há, suối Nậm Mu từ Bản Hon, đây là các con suối đầu nguồn sông Đà, cung cấp nước chủ yếu cho thủy điện Bản Chát, thủy điện Huội Quảng và thủy điện Sơn La.

- Suối Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thành phố Lai Châu), xã Thèn Sin hoà vào dòng Nậm Na. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho khu vực đô thị huyện Tam Đường và cho các xã lân cận.

Theo đánh giá, khu vực huyện Tam Đường có tầng đá vôi Điệp Đồng Giao hay gặp các hang động Caster, nguồn nước ngầm tương đối phong phú, tuy nhiên chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cụ thể nên việc khai thác còn hạn chế (UBND huyện Tam Đường, 2020).

a. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có một số mỏ khoáng sản có giá trị kinh tế cao như: mỏ đất hiếm Đông Pao; mỏ vàng, vàng đa kim ở Khun Há, Tả Lèng, Thèn Sin; mỏ sắt, chì kẽm ở Khun Há, Bình Lư, Sơn Bình; đất sét gạch Bình Lư; nước khoáng ở Bình Lư, Bản Hon, Thèn Sin; mỏ đá ốp lát nhiều màu ở Đông Pao, mỏ đá ốp lát Granít ở Giang Ma, Hồ Thầu; mỏ đá vôi Bản Bo có chất lượng tốt để làm xi măng và hàng chục điểm khai thác cát, đá, sỏi trên dòng sông Nậm Mu, Nậm Đích… (UBND huyện Tam Đường, 2020).

b. Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng trên địa bàn hiện có là 29.081,04 ha, chiếm 42,48% tổng diện tích tự nhiên của huyện, độ che phủ đạt 43%; trong đó đất có rừng là 22.539,39 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng là 6541,65 ha, toàn bộ là rừng phòng hộ và rừng sản xuất, được phân bố tập trung ở các xã như Bình Lư, Bản Bo, Tả Lèng, Hồ Thầu,... (UBND Tam Đường, 2020).

Nhìn chung, tài nguyên rừng của Tam Đường chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi sau khai thác. Tuy nhiên trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương làm tốt công tác bảo vệ rừng, cũng như triển khai thực hiện các chương trình 327,661, diện tích rừng trồng mới và thảm thực vật đang được bảo vệ và phục hồi ngày càng đa dạng.

c. Tài nguyên đất

Tam Đường có diện tích đất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn có nguồn nước rất sạch, độ lạnh dưới 200C, với tổng diện tích hàng trăm ha có thể nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) rất thích hợp và có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn huyện hiện có 6 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa: được hình thành do sự bồi đắp của sông Nậm Mu, suối Nậm So, Nậm Đích,... Tập trung chủ yếu ở các xã Bình Lư, Nà Tăm, Bản Bo, Tả Lèng; Nhóm đất đỏ vàng: tập trung đều ở các vùng đồi thấp trong huyện, nhiều nhất là xã Bình Lư, Bản Giang; Nhóm đất xám: tập trung ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện; Nhóm đất đen: được hình thành trên sản phẩm phong hóa đá vôi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Đất hình thành do các sản phẩm sườn tích, xung tích và lũ tích; Nhóm đất xói

mòn mạnh trơ sỏi đá: được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi, đá phiến thạch. Đất nằm ở địa hình đồi, núi dốc chia cắt, chịu tác động rửa trôi xói mòn mạnh. Phân bố ở các xã Hồ Thầu, Giang Ma, Khun Há, Nùng Nàng; Nhóm đất mùn trên núi cao: tập trung ở các dãy núi cao trong huyện chủ yếu ở các xã Thèn Sin, Hồ Thầu, Tả Lèng, Khun Há.

Đặc biệt là Tam Đường có diện tích đất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn có nguồn nước rất sạch, độ lạnh dưới 20°C với tổng diện tích hàng trăm ha có thể nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) rất thích hợp và có giá trị kinh tế cao (UBND huyện Tam Đường, 2020).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 2020 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w