Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 2020 (Trang 61 - 68)

3. Những đóng góp mớı của luận văn

3.1.1.Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai

3.1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất

trường, trong thời gian từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương để thực thi pháp luật về đất đai. Các văn bản đã ban hành kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất.

UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn quản lý theo phân cấp. Triển khai, hướng dẫn cán bộ địa chính các xã, thị trấn thực hiện các văn bản pháp luật thông qua các buổi họp giao ban, các buổi họp thôn bản, các cuộc kiểm tra cũng như các buổi đi cơ sở để nắm tình hình. Vì vậy, ý thức của người dân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường được nâng cao rõ rệt.

3.1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT - HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính được thực hiện tốt. Ranh giới giữa huyện Tam Đường và các huyện giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phối hợp với cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính các xã, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từng xã. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính cơ bản được thống nhất rõ ràng, được lưu trữ cơ bản đầy đủ.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý địa giới hành chính giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai đã xảy ra một số vấn đề vướng mắc, bất cập gây khó khăn trong công tác quản lý tại khu vực đèo Sa Pa. Qua đối chiếu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực địa đã phát hiện ra sự không thống nhất giữa mô tả trong hồ sơ địa giới hành chính với bản đồ địa giới hành chính và giữa bản đồ địa giới hành chính với thực địa, cụ thể: Trên thực địa, mốc địa giới hành chính 2T.1 (LC- LC) nằm tại khu vực đỉnh đèo Sa Pa, đối chiếu với bản đồ địa giới hành chính, mốc 2T.1 (LC-LC) nằm tại khu vực núi Sẻ, cách mốc địa giới hành chính ngoài thực địa khoảng 850 m theo trục đường 4D về phía huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

(UBND huyện Tam Đường, 2020).

3.1.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính được phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện khi có sự biến động trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như tách thửa, hợp thửa, thay đổi chủ sử dụng, mục đích sử dụng hoặc khi bị thu hồi đất, được giao đất… Các hồ sơ như sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất đai được phòng Tài nguyên và Môi trường lưu giữ tại phòng kho, tránh ẩm mốc, tránh rách nát, chống thất lạc. Tuy nhiên, do công trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây tương đối nhiều nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được thường xuyên, đầy đủ, kịp thời (UBND huyện Tam Đường, 2020).

3.1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã được triển khai khá tốt. Giai đoạn 2018-2020, UBND huyện Tam Đường đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở để thực hiện thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất. Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Đường đến năm 2020.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm là cơ sở pháp lý để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

3.1.1.5. Quản lý về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, thực hiện theo Công văn số 1622/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06/5/2014 và Công văn số 3398/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án của các địa phương.

Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án được thực hiện đồng bộ, đúng quy định và tuân thu theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. Quy trình triển khai được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND huyện Tam Đường cũng đã xem xét và giải quyết kịp thời nhiều ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân về giá đất, các chính sách, chế độ khi Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đến nay, hầu hết các địa phương có đất bị thu hồi, chuyển mục đích để phát triển cơ sở hạ tầng tình hình an ninh ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày được cải thiện.

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất huyện Tam Đường giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: trường hợp STT Năm Giao đất Cho thuê đất Chuyển mục đích SDĐ Giao đất có thu tiền Giao đất TĐC Cấp đất cho cán bộ Trúng đấu giá QSDĐ 3 Năm 2018 - 11 - 1 - 37 4 Năm 2019 5 21 - - 1 71 5 Năm 2020 6 9 - - - 115 Tổng 11 41 - 1 1 223

Nguồn: UBND huyện Tam Đường (2020)

Trong giai đoạn 2018 - 2020, UBND huyện đã ra quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 11 trường hợp. Quyết định giao đất và cấp GCN QSD đất tái định cư cho 41 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án trên địa bàn huyện. Năm 2018, UBND huyện đã giao đất cho 01 trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất với diện tích là 105 m2. Năm 2019, UBND huyện cho thuê đất 01 trường hợp với diện tích là 210 m2. Ngoài ra, UBND huyện còn phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 223 trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (làm nhà ở) phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Năm 2018, UBND huyện ban hành 04 quyết định thu hồi 348.490,3 m2 đất của 04 dự án trên địa bàn huyện, thu hồi đất của 190 lượt hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Đồng thời, UBND huyện ban hành 04 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 04 công trình với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 25.781.297.671 đồng, trong đó: bồi thường về đất là 5.650.411.100 đồng; bồi thường cây cối hoa màu trên đất là 2.091.760.987 đồng; bồi thường vật kiến trúc trên đất là 728.035.104 đồng; chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi là 17.311.190.750 đồng (UBND huyện Tam Đường, 2020).

Năm 2019, UBND huyện ban hành các quyết định thu hồi đất của 136 lượt hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với tổng diện tích là 153.970,44 m2 đất để thực hiện 11 công trình, dự án trên địa bàn huyện. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện ban hành các Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện 11 công trình, dự án với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 6.262.410.727 đồng, trong đó: Bồi thường về đất là 1.174.954.000 đồng; bồi thường cây cối hoa màu trên đất là 398.448.910 đồng; bồi thường vật kiến trúc trên đất là 482.055.655 đồng; chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi là 3.731.812.100 đồng (UBND huyện Tam Đường, 2020).

Năm 2020, UBND huyện ban hành 15 quyết định thu hồi đất của 13 dự án trên địa bàn huyện Tam Đường với diện tích đất là 263.594,5m2 của 483 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Đồng thời tham mưu cho UBND huyện ban hành 15 Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 10.055.202.138,96 đồng, trong đó: bồi thường về đất là 457.811.400 đồng; bồi thường cây cối hoa màu trên đất là 3.128.748.344 đồng; bồi thường vật kiến trúc trên đất là 1.963.682.652 đồng; Chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất là 1.468.771.600 đồng; chi phí thực hiện giải phóng mặt bằng là 3.033.188.143 đồng; Chi phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là ồng (UBND huyện Tam Đường, 2020).

3.1.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Môi trường, UBND các xã, thị trấn, hoàn thiện hệ thống sổ sách theo quy định. Hiện nay công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành thường xuyên thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan thực hiện dịch vụ công về đất đai

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện đã cấp được 26.535 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 53.412,15 ha/58.640,28 ha diện tích cần cấp, đạt 91,08%. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 8.345,94 ha đạt 84,86%, đất lâm nghiệp 44.511,15 ha đạt 92,31%, đất ở đô thị 273,09 ha đạt 93,95%, đất nông thôn 273,09 ha đạt 93,95% (UBND huyện Tam Đường, 2020).

Trong giai đoạn 2018-2020, huyện Tam Đường cấp được 2.483 GCN QSDĐ với diện tích 1.320,93 ha. Riêng năm 2020, huyện đã tiếp nhận 1637 hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Đã giải quyết xong 1563 hồ sơ. UBND huyện đã cấp được 689 GCN QSDĐ với tổng diện tích là 1.116.896,12 m2, trong đó: Cấp mới 128 GCN QSDĐ với tổng diện tích là: 171.790,87 m2, cấp đổi 561 GCN QSDĐ với tổng diện tích là 945.105,25 m2. Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai cho 200 trường hợp (UBND huyện Tam Đường, 2020).

Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính được huyện thực hiện thường xuyên khi có sự biến động trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như tách thửa, hợp thửa, thay đổi chủ sử dụng, mục đích sử dụng hoặc khi bị thu hồi đất, được giao đất… Các hồ sơ như sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất đai được lưu giữ tại phòng TNMT, tránh ẩm mốc, tránh rách nát, chống thất lạc. Tuy nhiên, do cán bộ phòng còn thiếu nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được thường xuyên, đầy đủ, kịp thời.

3.1.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Hàng năm huyện đã tiến hành thường xuyên, theo đúng quy định của pháp luật, thống kê đất đai được tiến hành hằng năm, kiểm kê đất đai tiến hành 5 năm một lần. Việc thống kê, kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và là cơ sở

khoa học cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân bổ đất đai cũng như chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện.

3.1.1.9. Quản lý tài chính về đất đai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành theo quy định.

3.1.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định và chủ động trong sản xuất kinh doanh, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả cao.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.

Trong giai đoạn 2018-2020, UBND huyện Tam Đường đã thực hiện chứng thực thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp cho 1.928 trường hợp hộ gia đình, cá nhân vay vốn ngân hàng.

3.1.1.11. Thanh tra, kiểm tra, giam sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như: thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Trong

thời gian gần đây, việc quản lý và sử dụng đất của huyện vẫn còn xảy ra một số sai phạm, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường, tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Cung cấp hồ sơ tài liệu, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý, sử dụng đất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 2020 (Trang 61 - 68)