Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Tam Đường từ năm 2018-2020

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 2020 (Trang 84 - 87)

3. Những đóng góp mớı của luận văn

3.2.3. Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Tam Đường từ năm 2018-2020

Theo Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa chính về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC theo mẫu hồ sơ mới phục vụ tốt hơn

nữa cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.

Tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đường thì hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ cấp Giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến động, cụ thể: Sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đất có 45 quyển được cập nhật thường xuyên khi có Quyết định cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo từng xã, thị trấn; Sổ đăng ký biến động đất đai có 40 quyển cũng được cập nhật theo từng xã, thị trấn; Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm…

Hình 3.7. Thống kê số lượng bản đồ địa chính của huyện Tam Đường

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đường (2018-2020)

Huyện Tam Đường đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Kế thừa những kết quả đó, hiện nay huyện Tam Đường lưu giữ bản đồ địa chính dưới dạng giấy; đồng thời tiến hành số hóa để thuận tiện chỉnh lý biến động.

Bảng 3.8.Thống kê số lượng bản đồ địa chính của huyện Tam Đường Loại bản đồ Tổng số Tỷ lệ

STT Xã, thị trấn tờ bản đồ (%)

1 TT. Tam Đường BĐĐC 36 1/1000

3 Bản Giang BĐĐC 28 1/1000 4 Bản Hon BĐĐC 31 1/1000 5 Bình Lư BĐĐC 27 1/1000 6 Giang Ma BĐĐC 34 1/1000 7 Hồ Thầu BĐĐC 42 1/1000 8 Khun Há BĐĐC 38 1/1000 9 Nà Tăm BĐĐC 53 1/1000 10 Nùng Nàng BĐĐC 38 1/1000 11 Sơn Bình BĐĐC 43 1/1000 12 Tà Lèng BĐĐC 27 1/1000 13 Thèn Sin BĐĐC 31 1/1000 Tổng 472

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đường (2020)

Bản đồ số là nguồn tư liệu quan trọng giúp việc quản lý, theo dõi biến động đất đai cũng như thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai bằng máy vi tính. Đến nay, toàn bộ dữ liệu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện Tam Đường đã được chuyển sang dữ liệu số, góp phần đẩy nhanh công tác tra cứu và cập nhật biến động thường xuyên.

Sổ mục kê, bản đồ địa chính được cập nhật khá đầy đủ. Tuy nhiên, tại một số xã, thị trấn việc cập nhật vẫn chưa thường xuyên nên cùng gây khó khăn trong công tác theo dõi các biến động đất đai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước thời điểm thành lập huyện bị buông lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý, quy định về hồ sơ địa chính thay đổi nhiều lần. Từ năm 1995 đến nay quy định về mẫu sổ sách thay đổi 3 lần.

Tuy nhiên dưới tác động của quá trình đô thị hóa, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đòi hỏi quỹ đất phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội ngày càng nhiều. Thực trạng trên một mặt là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước còn lơi lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý HSĐC chưa được quan tâm đúng mức. Một phần do lực lượng cán

bộ còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán địa chính xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên. Vì vậy, trong những năm tới Huyện cần có kế hoạch xây dựng và hoàn thiện hệ thống bản đồ một cách chuẩn xác, tiến hành số hóa phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện nhanh chóng và hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 2020 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w