Từ những cơ sở lý thuyết trên có thể thấy có rất nhiều yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến động lực làm việc của người lao động. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu của Fakhar Shahzad, Zahid Iqbal, Muhammad Gulzar nghiên cứu
34
tại công ty phần mềm ở Pakistan, Trương Hoàng Lâm và Đỗ Thị Thanh Vinh thực hiện nghiên cứu tại công ty hệ thống thông tin FPT; Nguyễn Đặng Chí Đức nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên mục tiêu hướng đến của hai loại hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức giáo dục, cụ thể ở đây là tại trường Đại học không giống nhau. Mục tiêu hướng đến của các công ty sản xuất là sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, v.v; còn mục tiêu của trường đại học là đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển con người. Do đó các yếu tố văn hóa được sử dụng trong các nghiên cứu của Fakhar Shahzad, Zahid Iqbal, Muhammad Gulzar; Trương Hoàng Lâm và Đỗ Thị Thanh Vinh và Nguyễn Đặng Chí Đức không phù hợp để nghiên cứu tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu. Do đó, tác giả đề xuất áp dụng mô hình các yếu tố văn hóa tổ chức của E. Schein (2004) để nghiên cứu các yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu. Mô hình bao gồm 3 yếu tố văn hóa này gần gũi và phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường. Cụ thể mô hình nghiên cứu sẽ gồm 3 biến độc lập: (1) Cấu trúc hữu hình (2) Các giá trị được tuyên bố (3) Các quan niệm chung và một biến phụ thuộc là động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên được thể hiện qua mô hình nghiên cứu 2.3.
35
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)