Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Cơ sở lý thuyết Xác định mô hình nghiên cứu Thảo luận nhóm
Điều chỉnh thang đo
Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bảng câu hỏi sơ bộ
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức
- Phân tích Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích tương quan
- Phân tích hồi quy tuyến tính Đề xuất hàm ý và kết luận
39
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Đầu tiên đề tài cần xác định được mục tiêu nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các khái niệm về văn hóa tổ chức, động lực làm việc. Dựa trên cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu liên quan trước đó cũng như dựa vào tình hình thực tế tại Trường ĐHBRVT, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm với các cán bộ đang công tác tại Trường ĐHBRVT (n=10 người) nhằm hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát để từ đó hoàn chỉnh thang đo chính thức và hoàn thành bảng khảo sát chính thức. Nghiên cứu định lượng được tiến hình thông qua chọn mẫu, và khảo sát cán bộ, giảng viên, nhân viên đang làm việc tại trường. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát thì tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS dựa trên kết quả đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với các kiểm định sự phù hợp của mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và kiểm tra các giả định hồi quy. Cuối cùng là kết luận và đưa ra một số hàm ý quản trị để xây dựng và phát triển văn hóa phù hợp nhằm tăng động lực làm việc của người lao động.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường ĐHBRVT được thực hiện bằng hai phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các thang đo phù hợp với đối tượng là các cán bộ, giảng viên và nhân viên tại Trường ĐHBRVT.
40
Từ những cơ sở lý thuyết văn hóa tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và động lực làm việc cũng như các nghiên cứu trước có liên quan, dàn bài thảo luận nhóm (Phụ lục 1) được xây dựng và thảo luận nhóm với 10 cán bộ (Phụ lục 2) hiện đang công tác tại Trường ĐHBRVT. Nội dung thảo luận nhóm bắt đầu bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá nhằm thẩm định các yếu tố văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Người định hướng cho buổi thảo luận nhóm chính là tác giả thực hiện đề tài. Thời gian thảo luận nhóm là 45 phút cho tới khi không có ai có thêm ý kiến đóng góp.