2.5.1 Cấu trúc hữu hình
Cấu trúc hữu hình là những yếu tố văn hóa bên ngoài của nhà trường, bao gồm kiến trúc, cách bài trí văn phòng, cơ cấu tổ chức, logo, trang phục, các quy định nội quy, v.v. Những yếu tố văn hóa này dễ dàng thay đổi theo thời gian, nhưng đây đều là những thành phần có tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động.
Từ đó nghiên cứu này có giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: Cấu trúc hữu hình ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.
2.5.2 Các giá trị được tuyên bố
Bao gồm các giá trị chung của trường như chiến lược phát triển, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn được công bố rộng rãi, công khai để cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường nắm rõ và nỗ lực thực hiện công việc, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các thành
Cấu trúc hữu hình Các giá trị được tuyên bố Các quan niệm chung Động lực làm việc của người
lao động tại Trường ĐHBRVT H1 H2 H3
36
viên trong trường. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về một nhà trường. Việc được triển khai và nắm rõ các giá trị này của nhà trường giúp các thành viên trong trường nỗ lực thực hiện công việc, với mục tiêu chung giúp nhà trường đạt được các giá trị đã đề ra.
Từ đó nghiên cứu này có giả thuyết H2 như sau:
Giả thuyết H2: Các giá trị được tuyên bố ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.
2.5.3 Các quan niệm chung
Đó là những nguyên tắc, quy định được mọi thành viên trong trường ngầm hiểu với nhau và chấp nhận nó. Những quan niệm này không được quy định thành văn bản, tuy nhiên nó được ngầm chấp nhận và được truyền từ thành viên cũ sang thành viên mới. Mỗi tổ chức khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau. Theo Schein (2004) [28], bản chất văn hóa của tổ chức là nằm ở yếu tố những quan niệm chung. Do đó, việc xem xét yếu tố các quan niệm chung tác động đến động lực làm việc của người lao động là cần thiết.
Từ đó nghiên cứu này có giả thuyết H3 như sau:
Giả thuyết H3: Các quan niệm chung ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.
37
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tổng hợp các cơ sở lý thuyết về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức trong nhà trường, động lực làm việc của người lao động đối với tổ chức đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm ba yếu tố là: (1) Cấu trúc hữu hình; (2) Các giá trị được tuyên bố; (3) Các quan niệm chung và biến phụ thuộc là động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.
Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm.
38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó mục đích nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng khảo sát và mục đích nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Cơ sở lý thuyết Xác định mô hình nghiên cứu Thảo luận nhóm
Điều chỉnh thang đo
Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bảng câu hỏi sơ bộ
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức
- Phân tích Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích tương quan
- Phân tích hồi quy tuyến tính Đề xuất hàm ý và kết luận
39
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Đầu tiên đề tài cần xác định được mục tiêu nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các khái niệm về văn hóa tổ chức, động lực làm việc. Dựa trên cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu liên quan trước đó cũng như dựa vào tình hình thực tế tại Trường ĐHBRVT, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm với các cán bộ đang công tác tại Trường ĐHBRVT (n=10 người) nhằm hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát để từ đó hoàn chỉnh thang đo chính thức và hoàn thành bảng khảo sát chính thức. Nghiên cứu định lượng được tiến hình thông qua chọn mẫu, và khảo sát cán bộ, giảng viên, nhân viên đang làm việc tại trường. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát thì tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS dựa trên kết quả đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với các kiểm định sự phù hợp của mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và kiểm tra các giả định hồi quy. Cuối cùng là kết luận và đưa ra một số hàm ý quản trị để xây dựng và phát triển văn hóa phù hợp nhằm tăng động lực làm việc của người lao động.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường ĐHBRVT được thực hiện bằng hai phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các thang đo phù hợp với đối tượng là các cán bộ, giảng viên và nhân viên tại Trường ĐHBRVT.
40
Từ những cơ sở lý thuyết văn hóa tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và động lực làm việc cũng như các nghiên cứu trước có liên quan, dàn bài thảo luận nhóm (Phụ lục 1) được xây dựng và thảo luận nhóm với 10 cán bộ (Phụ lục 2) hiện đang công tác tại Trường ĐHBRVT. Nội dung thảo luận nhóm bắt đầu bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá nhằm thẩm định các yếu tố văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Người định hướng cho buổi thảo luận nhóm chính là tác giả thực hiện đề tài. Thời gian thảo luận nhóm là 45 phút cho tới khi không có ai có thêm ý kiến đóng góp.
3.2.1.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm các yếu tố trong mô hình Thành phần Đồng ý Trung lập Không đồng ý Các cấu trúc hữu hình 10 0 0
Các giá trị được tuyên bố 9 1 0
Các quan niệm chung 9 1 0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)
Kết quả thảo luận nhóm bảng 3.1 cho thấy hầu như tất cả 10 thành viên đều cho rằng 3 yếu tố văn hóa tổ chức mà tác giả gợi ý trong quá trình thảo luận đều có tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu. Như vậy, có 03 yếu tố văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến động lực làm việc được mọi người thống nhất gồm: (1) Cấu trúc hữu hình; (2) Các giá trị được tuyên bố; (3) Các quan niệm chung.
3.2.1.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo
Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý cho các biến quan sát. Thang đo chính thức được diễn đạt và mã hóa như sau:
41
- Thang đo Các cấu trúc hữu hình (ký hiệu CTHH) gồm 5 biến quan sát (CTHH1, CTHH2, CTHH3, CTHH4, CTHH5).
Bảng 3.2: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Các cấu trúc hữu hình”
Tên biến Thang đo Mã hóa Nguồn
Các cấu trúc hữu
hình
Cơ sở vật chất đẹp, đảm bảo đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học
CTHH1
Ý kiến thảo luận của chuyên gia Không gian làm việc rộng rãi thoải
mái CTHH2
Logo dễ nhận biết, nổi bật, mang
bản sắc riêng của trường CTHH3 Đồng phục trường đẹp, gọn gàng,
lịch sự CTHH4
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường gọn nhẹ, phân chia chức năng nhiệm vụ hợp lý
CTHH5
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm)
- Thang đo Các giá trị được tuyên bố (ký hiệu GTTB) gồm 3 biến quan sát (GTTB1, GTTB2, GTTB3).
Bảng 3.3: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Các giá trị được tuyên bố”
Tên biến Thang đo Mã
hóa Nguồn
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
của nhà trường phù hợp với mục GTTB1
Ý kiến thảo luận của chuyên gia
42
Các giá trị được tuyên bố
tiêu phát triển và được công bố rộng rãi cho người lao động
Anh chị hiểu rõ mối quan hệ giữa công việc mình làm và tầm nhìn, sứ mệnh của trường
GTTB2
Các nội quy, quy định, bộ văn hóa ứng xử của trường chuẩn mực và phù hợp với môi trường sư phạm
GTTB3
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm)
- Thang đo Các quan niệm chung (ký hiệu QNC) gồm 3 biến quan sát (QNC1, QNC2, QNC3).
Bảng 3.4: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Các quan niệm chung”
Tên biến Thang đo Mã
hóa Nguồn
Các quan niệm chung
Anh/chị dễ dàng trao đổi, hỏi ý kiến lãnh đạo khi gặp khó khăn trong công việc
QNC1
Ý kiến thảo luận của chuyên gia Nhà trường khuyến khích anh/chị
luôn có ý tưởng sáng tạo và cải tiến trong công việc
QNC2
Anh/chị nhận thức được vai trò quan trọng của xây dựng văn hóa đối với sự phát triển của nhà trường
QNC3
43
-Thang đo Động lực làm việc (ký hiệu DLLV) gồm 3 biến quan sát (DLLV1, DLLV2, DLLV3).
Bảng 3.5: Diễn đạt và mã hóa thang đo “Động lực làm việc”
Tên biến Thang đo Mã hóa Nguồn
Động lực làm việc
Anh/chị cảm thấy hứng thú khi làm việc
DLLV1
Ivancevich (2010) [36]
Anh/chị có thể duy trì nỗ lực thực hiện công việc trong thời gian dài
DLLV2
Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt
DLLV3
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu trước đây)
3.2.2 Nghiên cứu định lượng 3.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi 3.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên kết quả sau khi bổ sung, điều chỉnh các thành phần và các biến quan sát trong quá trình nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức gồm 14 biến quan sát, được thiết kế theo 3 phần sau: Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin của cuộc khảo sát. Phần 1: Thông tin cá nhân gồm các câu hỏi để người được khảo sát cung cấp những thông tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác và thu nhập trung bình tháng. Phần 2: Thông tin đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên được khảo sát, bảng câu hỏi được xây dựng để đo lường những yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát. Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 3.
44 3.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng ở đây là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các cán bộ, giảng viên, nhân viên đang làm việc tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo Hair và cộng sự (2006) [33] để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Theo công thức này, với 14 biến quan sát của mô hình (11 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc) thì mẫu nghiên cứu của đề tài này tối thiểu cần phải có là: n = 5 x 14 = 70 quan sát.
Phương pháp khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát được gửi qua email cho các cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường. Sau khi nhận được kết quả khảo sát, tác giả kiểm tra tổng thể câu trả lời khảo sát, chỉ giữ lại những bảng có điền đầy đủ thông tin và mang tính khách quan. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của bảng khảo sát tác giả sẽ loại những phiếu chỉ chọn 1 mức độ ví dụ như chỉ đánh vào mức độ 1 hoặc mức độ 5.
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, các câu trả lời khảo sát chính thức sẽ được tập hợp lại, sau đó tiến hành việc kiểm tra để loại bỏ các bảng khảo sát không hợp lệ (bảng khảo sát không hợp lệ là bảng phỏng vấn có quá nhiều ô trống). Tiếp đến bảng phỏng vấn hợp lệ sẽ được sử dụng để mã hoá, nhập liệu và làm công tác làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS.
3.3.1 Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả nhằm cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa trên các biến nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, thâm niên công tác thông qua việc xem xét các tần số, tỉ lệ, các biểu đồ thống kê, v.v
45
3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha là phương pháp kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các câu hỏi và tương quan của điểm số trong từng câu hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho từng trường hợp trả lời. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [15], về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt, nghĩa là thang đo có độ tin cậy cao. Nunnally (1978) [44] thì cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp thang đo là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng hệ số từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo tốt, còn hệ số từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được.
Theo hệ số tin cậy Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết câu hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và câu hỏi nào cần giữ lại. Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu, do đó chúng phải có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến – tổng sẽ giúp loại bỏ những câu hỏi không cần thiết cho sự mô tả khái niệm cần đo. Theo Nunnally và Burnastein (1994) [44], các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có sự tương quan kém với các biến khác trong cùng một mục hỏi. Tuy nhiên nếu r=1 thì hai biến đo lường chỉ là một và từ đó cho biết rằng chúng ta chỉ cần dùng một trong hai biến là đủ.
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các thang đo, phương pháp tiếp theo được thực hiện là phân tích nhân tố khám phá EFA. Bằng phương pháp này cho phép rút gọn nhiều biến số có tương quan lẫn nhau thành một đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thẳng gọi là nhân tố. Phân tích nhân tố kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm
46
và trả lời cho câu hỏi: Liệu các biến quan sát dùng để đánh giá các yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến động lực làm việc có độ dính kết cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một nhân tố ít hơn để xem xét hay không. Phân tích nhân tố khám phá quan tâm đến các tham số sau:
Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Theo Hair và các cộng sự (1998) [34], các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Để đạt được độ giá trị