2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là một hệ thống các tác động liên tục của người dạy nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học để người học lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.
PPDH luôn trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình giáo dục, trước hết, đó là mối quan hệ: Mục tiêu – nội dung – phương pháp hoặc quan hệ: nội dung - phương tiện – những điều kiện khác.[1; tr.22]
“PPDH là hệ thống những cách thức hoạt động (bao gồm những hành động và thao tác) của GV và HS nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học”.
PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học:
Phương pháp dạy là phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho HS.
Phương pháp học là: “Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học”.[1; tr.2]
1.1.1.2. Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là những đối tượng, đồ vật, vật chất tự nhiên hoặc nhân tạo, có chức năng tạo điều kiện hỗ trợ, chuyển tải các hoạt động và quan hệ của GV và người học trên lớp, là công cụ phục vụ các nhiệm vụ giảng dạy và học tập. [3;tr.180]
Trong lí luận dạy học hiện nay, chúng ta thường chia phương tiện dạy học gồm 2 loại:
Phương tiện dạy học thông thường như: ngôn ngữ, bảng phấn, sách giáo 13
khoa, tài liệu học tập,…
Phương tiện kĩ thuật như: Phương tiện nghe, nhìn, tổ hợp nghe nhìn, các dụng cụ, thiết bị, máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, các phương tiện tương tác mạnh có tính năng sư phạm chung không bó hẹp ở từng môn học, đa chức năng (máy tính điện tử, các phần mềm dạy học trên máy vi tính, các phần mềm sử dụng trên mạng và bản thân các kiểu mạng truyền thông giáo dục).
1.1.1.3. Phần mềm dạy học * Khái niệm phần mềm
Phần mềm là các chương trình máy tính và những tài liệu liên quan đến nó như: các yêu cầu, mô hình thiết kế, tài liệu hướng dẫn sử dụng. Do đó, chúng ta thấy rằng đặc điểm của phần mềm là trừu tượng và vô hình.
Phần mềm (Software) là một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng hoặc một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm có thể hiểu một cách trừu tượng là những thứ không thể cầm nắm như phần cứng và phần mềm hoạt động phụ thuộc vào phần cứng.
Các sản phẩm phần mềm được chia thành 2 loại:
Sản phẩm đại trà (Generic Product): được phát triển để bán ra ngoài thị trường, đối tượng người sử dụng là tương đối đa dạng và phong phú. Những sản phẩm phần mềm thuộc loại này thường là những phần mềm dành cho máy PC.
Sản phẩm theo đơn đặt hàng (Bespoke Product hoặc Customised Product): được phát triển cho một khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu.
Ngày nay, phần mềm có mặt trong hầu hết các lĩnh vực: truyền thông, khoa học công nghệ, giáo dục,… Có thể nói CNTT, trong đó có phần mềm đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp cho loài người.
Với nhu cầu của công việc khác nhau thì vô số phần mềm được viết ra nhằm đáp ứng yêu cầu của người dùng như: nghe nhạc, xem phim, học tập,…
* Khái niệm phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học bao gồm tất cả các chương trình máy tính được sử dụng 14
trong quá trình dạy học nhằm hỗ trợ giúp cho quá trình truyền tải tri thức từ người dạy đến người học như: giáo án điện tử, phim, game, từ điển,…
Phần mềm dạy học là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng.
Ưu điểm của phần mềm dạy học là dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ nhân bản hơn so với các phương tiện trực quan truyền thông như: sách, tranh ảnh, sơ đồ,… Nội dung phần mềm dạy học được ghi vào các đĩa mềm hay đĩa CD – ROM (Read – only – memory compact disk) gọn nhẹ tiện lợi so với các phương tiện trực quan truyền thống nhưng mang lại được một lượng thông tin tương đương.
Phần mềm dạy học là một loạt hình phương tiện dạy học nhưng ở cấp độ cao hơn so với phương tiện dạy học trực quan khác. Do đó, phần mềm dạy học là phương tiện quan trọng giúp đổi mới PPDH, đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực đáp ứng với nhu cầu thời đại.
1.1.1.4. Giáo án điện tử
Có thể hiểu giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của GV trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học.
GAĐT là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện bằng vật chất trước khi dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy, xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
GAĐT là được GV xây dựng bằng phần mềm tin học. Xét về mặt hình thức, giáo án điện tử có thể là trang văn bản hay một file với các đường liên kết trực tuyến. Giáo án điện tử không thay thế hoàn toàn cho phương pháp giảng dạy truyền thống, những yếu tố trực quan có khả năng hỗ trợ cho những bài giảng được mở rộng và trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
1.1.1.5. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc các hoạt động GV sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS
15
trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ và phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình kiểm tra. Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi nhà trường.
Những định hướng đổi mới của kiểm tra và đánh giá trong dạy học: Đề cao tính tự lực trong việc kiểm tra đánh giá HS, đề cao tính toàn diện trong việc kiểm tra đánh giá các môn học, đề cao tính sáng tạo trong việc kiểm tra đánh giá HS, đề cao tính đa dạng, tính hệ thống trong kiểm tra đánh giá các môn học, đề cao vai trò động viên, khuyến khích của việc kiểm tra đánh giá.
- Hình thức kiểm tra đánh giá:
+ Đánh giá nhận xét (lớp 1, 2, 3): Là GV đưa ra những phân tích và phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng việc sử dụng những nhận xét được rút ra từ việc quan sát hành động hay sản phẩm học tập của HS theo những tiêu chí cho trước. Điều này tác động đến sự phấn đấu học tập của HS và hướng dẫn HS điều chỉnh việc học tập.
+ Đánh giá bằng điểm số (lớp 4, 5): Là những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS thể hiện được thông qua hoạt động hay sản phẩm học tập. Từ đó, phản ánh được trình độ học tập, học lực, phẩm chất của HS học tốt hơn.
- Công cụ đánh giá:
+ Quan sát: Dùng để đánh giá kết quả học tập của HS nhất là khi cần đánh giá các kĩ năng thực hành, những thái độ của HS.
+ Bài kiểm tra nói hay còn gọi là phỏng vấn miệng: Dùng để đánh giá kết quả học tập hoặc đối với nội dung học tập của các môn học trong chương trình của từng lớp, nhấn mạnh vào kĩ năng trình bày, giao tiếp của HS.
+ Bài kiểm tra viết: Dùng để kiểm tra và đánh giá những kiến thức và kĩ năng của HS. Gồm 2 dạng chính:
16
● Bài kiểm tra trắc nghiệm tự luận: Dùng những câu hỏi mở để HS tự xây dựng câu trả lời cho nên được hỏi là câu hỏi tự luận. Ngoài những kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn học còn đánh giá được kĩ năng trình bày, viết, kĩ năng tư duy logic của HS. Tuy nhiên, việc đánh giá các bài này phần nhiều còn mang tính chủ quan của GV.
● Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan: Bao gồm các dạng câu hỏi như câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, câu hỏi điền khuyết.