Bài Tên bài
1 Dãy Hoàng Liên Sơn
3
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
4 Trung du Bắc Bộ
5 Tây Nguyên
6 Một số dân tộc ở Tây Nguyên
7 Hoạt động sản xuất của người dân ở
Tây Nguyên
8 Hoạt động sản xuất của người dân ở
Tây Nguyên (TT)
9 Thành phố Đà Lạt
10 Ôn tập
11 Đồng bằng Bắc Bộ
12 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
13 Hoạt động sản xuất của người dân ở
ĐBBB
14 Hoạt động sản xuất của người dân ở
ĐBBB(TT)
15 Thủ đô Hà Nội
17 Đồng bằng Nam Bộ
26 download by : skknchat@gmail.com
18 Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
19
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
20 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (TT)
21 Thành phố Hồ Chí Minh 22 Thành phố Cần Thơ 23 Ôn tập
24 Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
25 Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung Người dân và hoạt động sản xuất ở 26 đồng bằng duyên hải miền Trung
(TT)
27 Thành phố Huế
28 Thành phố Đà Nẵng
29 Biển, Đảo và quần đảo
30 Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
27 download by : skknchat@gmail.com
sản, ô nhiễm môi trường biển. 31 Ôn tập
32 Ôn tập học kì II
1.1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
Ngày nay, khi CNTT ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học càng trở nên quan trọng và thiết thực không những giúp GV xây dựng được bài giảng sinh động, thu hút được sự chú ý tập trung của HS mà còn góp phần đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới PPDH.
Đặc biệt, ở lứa tuổi tiểu học, cơ thể các em đang trong thời kì phát triển. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một số cử động đơn điệu, dễ mệt mỏi, nhất là khi hoạt động quá lâu và ở trong phòng học nhỏ.
Tri giác của HS tiểu học thường mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, không mang tính chủ động, tri giác một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, trong quá trình tri giác rất dễ bỏ quên nhiều chi tiết quan trọng hay những chi tiết làm nên sự vật. Tất nhiên, không phải các em không có khả năng phân tích để tách các dấu hiệu mà do quá trình tri giác một cách có chủ định chưa tốt, các em thường thâu tóm về cái toàn bộ để tri giác. Vì vậy, GV phải tạo hứng thú học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
Đầu giai đoạn tiểu học, khả năng chú ý có chủ định yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có chủ định chưa mạnh, chú ý không có chủ định chiếm ưu thế. HS tiểu học thường có khả năng chú ý 30 – 40 phút, song cần thiết phải có sự di chuyển và phân phối chú ý. Đến cuối tiết học khả năng chú ý sẽ giảm đi. Ở lứa tuổi này, khả năng ghi nhớ máy móc phát triển hơn, đó là kiểu ghi nhớ dựa trên việc học thuộc lòng từng câu, từng chữ của tài liệu mà không cần hiểu nội dung, ý nghĩa của tài liệu đó. Tận dụng việc này rất hữu ích trong việc dạy học vì sẽ giúp cho trẻ nhớ tốt nhưng nếu ta lạm dụng quá, chỉ quan tâm đến sự phát triển bên ngoài mà không chú ý đến sự phát triển của trẻ sẽ không đưa lại hiệu quả trong quá trình dạy học.
Tư duy của HS tiểu học là tư duy cụ thể, tức là quá trình tư duy phải gắn 28
với hình ảnh trực quan cụ thể. Đó là quá trình nhận thức, mà qua đó các em có thể hiểu được, phân tích được bản chất của sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. HS tiểu học rất xúc động và rất thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh. Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song HS chóng chán. Do vậy, trong dạy học GV cần phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan thực tế, tăng cường thực hành để củng cố, khắc sâu kiến thức.
HS tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có trí tưởng tượng phong phú. Đó là cái tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức truyền tải, truyền đạt cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Muốn giờ học có hiệu quả thì GV phải đổi mới PPDH, tức là kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào HS, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này, người GV là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập kích thích trí tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được tốt thì trước hết GV phải nắm chắc nội dung của mỗi bài, lựa chọn và vận dụng PPDH phù hợp, bài nào thì cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, quan sát, trực quan, thuyết trình, trò chơi,…hoặc hoạt động nào sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm,… nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm, sinh lý của HS tiểu học.
HS tiểu học khá năng động dễ dàng tiếp thu cái mới và cái tiến bộ.
Để quá trình giảng dạy của GV đạt các mục tiêu: HS nắm vững kiến thức, bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ và hướng đến những giá trị chân, thiện, mĩ,…GV cần nâng cao chất lượng giờ học, đổi mới PPDH theo hướng hiện đại, trong đó có ứng dụng CNTT vào dạy học.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các em. Lợi ích quan trọng của ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS không còn ghét học một số môn học khô khan, đây chính là điều kiện giúp HS nâng cao hứng thú và động lực trong học tập, bồi dưỡng nhân cách cho HS, tạo điều kiện để HS tham gia và hợp tác cùng nhau phát triển.
29
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chọn trường Tiểu học Tô Hiệu trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk để tiến hành khảo sát và thực nghiệm.
* Vài nét về trường
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tô Hiệu
Địa điểm: có trụ sở chính ở 502 Lê Duẩn, phường Ea Tam, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tổng diện tích khuôn viên trường là: 11 328 m2, trong đó:
Sân chơi: 2.976 m2, khu thể dục thể thao: 1000 m2, vườn trường: 4000 m2.
* Thuận lợi:
Trường nằm ở vị trí thuận lợi về giáo dục và giao thông. Cơ sở vật chất, khung cảnh sư phạm khá đẹp mắt, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục khá đầy đủ. Nhà trường đảm bảo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được trang bị.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, kĩ năng quản lí, giảng dạy tốt, tâm huyết và trách nhiệm trong công tác nhiệm vụ được giao. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.
Ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lí học sinh.
Sống giản dị, trung thực và đoàn kết.
Lãnh đạo nhà trường có tâm huyết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước đồng nghiệp và nhân dân. Công tác tổ chức quản lí khoa học. Các kế hoạch đề ra đều bám sát thực tiễn và có tính khả thi.
* Khó khăn:
Phòng học còn thiếu và nhỏ.
Chưa có các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động theo trường Chuẩn 30
quốc gia.
Sân chơi cho học sinh chưa nâng cấp, vẫn còn sân đất.
Đa số bàn ghế HS chưa đạt chuẩn về quy cách theo độ tuổi, nhiều bộ bàn ghế đã xuống cấp, hư hỏng, chưa có điều kiện thay thế.
Một bộ phận HS chưa tự giác học tập, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên sức học còn yếu.
* Cơ sở vật chất
Tổng số phòng học là 28 phòng, 1 phòng thiết bị - thư viện, 1 phòng đọc, 1 phòng hội đồng GV, 4 phòng làm việc, 1 phòng y tế, 2 nhà vệ sinh, 1 nhà xe.
Tổng số bảng từ chống lóa là 24. Bàn ghế, trang thiết bị các phòng làm việc đầy đủ: Bàn ghế HS có 310 bộ, bàn ghế GV là 24 bộ, trang bị thêm 10 máy chiếu
, 7 laptop, 2 máy bàn, 3 tivi phục vụ cho giảng dạy giáo án điện tử. Nhà bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Giáo viên
Tính đến năm học 2019 – 2020, tổng số cán bộ, GV và công nhân viên là 51 người. Trong đó: Ban giám hiệu: 03. GV đứng lớp: 41. Nhân viên: 06. Tổng phụ trách đội: 01. Chi bộ có 28 Đảng viên. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, GV có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, kĩ năng quản lí, kĩ năng giảng dạy tốt, tâm huyết và trách nhiệm trong công tác được giao.
* Học sinh
Năm học 2019 – 2020: trường có tổng số học sinh là 1091 HS. Tổng số HS từng khối lớp: Lớp 1: 6 lớp: 248 em. Lớp 2: 6 lớp: 249 em. Lớp 3: 6 lớp: 223 em. Lớp 4: 4 lớp: 151 em. Lớp 5: 6 lớp: 220 em. 1.2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT và sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học Tô Hiệu
Trong những năm gần đây, các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục được trang bị phòng máy, phòng đa năng nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm,
31
chụp hình, quay phim và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng, CNTT cho GV sử dụng trong quá trình dạy học của mình.
CNTT mang lại những hiệu quả to lớn trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, là cơ sở để tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.
Ngày nay, việc đổi mới trong nền giáo dục, chuyển từ lấy “GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm” trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó có các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Violet, Inspire, bộ Office, ChemWin, Prezi, Powerpoint, E- Learning,…và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng.
1.2.2.1 Nhận thức của giáo viên
Giáo viên có vai trò cực kì quan trọng, quyết định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn ai hết GV phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng này.
Xuất phát từ thực tế nó mang lại, để đánh giá được thực trạng giảng dạy có sử dụng CNTT trong dạy học các môn nói chung và môn Lịch sử và Địa lí nói riêng ở trường Tiểu học Tô Hiệu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua mẫu phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 1) 8 GV đang giảng dạy và công tác tại trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma Thuột.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1.3: Thực trạng sử dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 tại trường
Tiểu học Tô Hiệu
Câu hỏi
1. Xin thầy (cô) cho biết, mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học:
mức độ hiểu biết về ứng dụng phần
trong dạy học?
3. Thầy (cô) có sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học không?
4. Thầy (cô) nghiên cứu học hỏi phần mềm Kahoot qua kênh thông tin nào?
5. Mức độ thầy (cô) sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học ?
6. Khi dạy học môn Lịch sử và Địa lí có ứng dụng phần mềm Kahoot, thầy (cô) cảm thấy như thế nào?
7. Theo thầy (cô), lợi ích của việc sử dụng phần mềm Kahoot là?
8. Theo thầy
dụng phần mềm Kahoot để tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh trong tiết học có phù hợp không?
9. Khi sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì?
10. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về chất lượng máy tính, máy chiếu, tivi, kết nối internet của nhà trường?
11. Ngoài
Kahoot, thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để kiểm tra đánh giá học tập của HS?
12. Theo thầy (cô), việc sử
dụng phần
trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí mang lại lợi ích gì cho học sinh Tiểu học?
Nhận xét:
34
Chúng tôi tiến hành điều tra 8 GV, chiếm 100% GV được hỏi cho rằng: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó, có 5 GV, chiếm 62.5% cho là rất cần thiết và 3 GV, chiếm 37.5% cho là cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết tất cả các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường Tiểu học Tô Hiệu có nhận thức cao về vai trò của ứng dụng CNTT vào dạy học. Đây là điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT vào dạy ở trường Tiểu học Tô Hiệu diễn ra hiệu quả.
Như vậy, đại đa số GV trường Tiểu học Tô Hiệu đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học.Từ đó, sẽ giúp quá trình dạy học mang lại hiệu quả.
Khi được hỏi về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, đa số GV đều sử dụng
chiếm 80% và cho rằng việc sử dụng CNTT trong kiểm tra và đánh giá cũng rất quan trọng. GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học nói chung và môn Lịch sử và Địa lí nói riêng.
Khi được hỏi về việc tiếp cận ứng dụng phần mềm vào dạy học thì đa số các GV đều cho rằng: Trong tổng số 8 GV, thì chỉ có 4 GV rất thường xuyên và thường xuyên cập nhật những ưu việt của những phần mềm mới, chiếm 50%, còn lại chiếm 50% ít khi cập nhật.
Đại đa số thầy (cô) biết đến phần mềm Kahoot trong dạy học. Số GV biết đến Kahoot chiếm 62.5% trong tổng số 8 GV trưng cầu ý kiến, còn lại chưa biết đến chiếm 37.5 %. Đặc biệt là trong môn Lịch sử và Địa lí, số thầy GV đã sử dụng phần mềm Kahoot trong quá trình dạy học ở mức độ thỉnh thoảng dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực của HS chiếm 12.5 %, còn lại ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên thì chưa thấy thể hiện.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ như (máy tính, máy chiếu, màn chiếu, mạng internet,…) gây khó khăn cho GV trong việc thiết kế câu hỏi, sử dụng và tổ chức. Nhiều GV chưa thành thạo trong việc sử dụng CNTT cũng như kĩ thuật thiết kế, hiệu ứng, kĩ thuật liên kết, trình chiếu, xây dựng hình ảnh, video trong bài giảng. Một số GV thì ngại thay đổi, ngại học hỏi, chưa đánh giá đúng lợi thế của việc ứng dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong quá trình dạy học.
Tóm lại: Phần lớn các GV đã nhận biết được ưu điểm của việc sử dụng
35
CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học và kiểm tra đánh giá HS. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm Kahoot trong môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học lại ít khi được sử dụng. Sở dĩ như vậy, là vì có nhiều nguyên nhân chi phối: Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, mạng internet,…hỗ trợ còn nhiều hạn chế.