Tổ chức giảng dạy môn Lịch sử Địa lí lớp 4 với sự hỗ trợ của phần mềm

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 76 - 78)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.5. Tổ chức giảng dạy môn Lịch sử Địa lí lớp 4 với sự hỗ trợ của phần mềm

với sự hỗ trợ của phần mềm Kahoot.

Với sự tiện ích của phần mềm Kahoot, đều có thể sử dụng khi dạy học ôn kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới, ôn tập kiểm tra nhanh hoặc củng cố bài học.

Để có thể xây dựng được bộ câu hỏi cho mình thì các GV cần chọn tab new K sau đó nhấn Create new Kahoot!.

Tùy theo thể loại của câu hỏi định soạn mà các bạn chọn Quiz (câu đố) hoặc Discussion (thảo luận) hoặc Survey (khảo sát).

Giáo viên cần phải biết mình muốn tạo cái gì. Sẽ có 3 lựa chọn cho GV: Thứ nhất là Quiz (câu đố): Giáo viên tạo một bài quiz với các câu hỏi để HS của mình cùng làm. Đây là cách giúp cả lớp ôn lại những kiến thức mà mình vừa học trên lớp cũng như tạo được hứng thú cho HS vào bài giảng vì các em vừa được chơi game vừa thi đua nhau xem ai trả lời được nhiều hơn.

Discussion (thảo luận) : Giáo viên sẽ là người đặt ra câu hỏi để cả lớp cùng

thảo luận. Cách này khá thích hợp để mở đầu bài giảng. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi nhỏ cho cả lớp để mọi người cùng suy nghĩ, tranh luận sau đó mới bắt đầu bài giảng nhằm đưa ra kết luận cuối cùng cho câu hỏi đó.

Survey (khảo sát): Giáo viên sẽ lập một bảng khảo sát để lấy ý kiến của

HS. Cách này phù hợp trong lúc giảng bài để cả lớp không nhàm chán vì GV nói quá nhiều mà HS ngồi dưới không ai đóng góp ý kiến. Giáo viên sẽ tạo một bảng khảo sát liên quan đến các chủ đề các bạn đang đề cập đến, mọi người sẽ đưa ra những lựa chọn của mình rồi cuối cùng xem kết quả khảo sát.

Sau đó các bạn hãy nhấn nút “Go!” và điền các thông tin đầy đủ vào các mục như tên câu hỏi, nhóm câu hỏi, thời lượng câu hỏi, sau đó soạn các đáp án, chọn các hình ảnh đính kèm.

Nhấn nút lưu và tiếp tục “Save & continue” rồi thiết lập chỉnh sửa.

2.5. Tổ chức giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 với sự hỗ trợ của phầnmềm Kahoot mềm Kahoot

Các GV có thể sử dụng nó như một trò chơi và ra các câu đố cho HS. Học sinh có thể truy cập một cách dễ dàng từ thiết bị của mình.

Được sử dụng ứng dụng Kahoot chúng ta hãy truy cập vào vào website 51

“https://getkahoot.com/” và tạo một tài khoản cho mình hoàn toàn miễn phí. Các GV có thể sử dụng các câu đố đã có sẵn để bắt đầu chơi với HS của mình bằng cách truy cập vào Kahoot.it.

Khuyến khích HS sử dụng bởi lẽ Kahoot được thiết kế với tính năng hấp dẫn sẽ giúp các HS có sự cạnh tranh một cách công bằng về khả năng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nhanh nhất.

Giảm âm lượng về mức nhỏ nhất bởi vì đôi khi nhạc của ứng dụng khá lớn làm cho HS mất tập trung, nên hạn chế tiếng nhạc trong quá trình sử dụng phần mềm Kahoot.

Sử dụng kết quả để điều khiển hoạt động tiếp theo, GV nên sử dụng các dữ liệu để tạo ra sự hấp dẫn cho HS.

Đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của ứng dụng rất hiệu quả cho việc đánh giá kỹ năng, kiến thức mà các em HS đã tiếp nhận được.

* Giáo viên chuẩn bị:

Giáo viên có thể chọn bộ câu hỏi do mình đã soạn trước “tab my Kahoot” hoặc bộ câu hỏi được cộng đồng chia sẻ “tab public Kahoot”.

Chúng ta lấy một ví dụ đơn giản như vào chọn my Kahoot sau đó chọn bộ câu hỏi trắc nghiệm vui và cuối cùng nhấn nút play.

Sau khi đã thiết lập cài đặt và tùy chọn thì GV chọn nút classic hoặc team mode. Chọn tham số của bộ câu hỏi như có hiện số hiệu của game hay không, có hiện ngẫu nhiên câu hỏi không, hiện ngẫu nhiên câu trả lời hay không,…Kahoot sẽ cho GV biết số hiệu của game để giáo viên thông báo đến HS.

* Học sinh đăng nhập:

Học sinh đăng nhập vào mã pin của game để tạo nickname. Lúc này màn hình giao diện của GV sẽ hiển thị đầy đủ tên của HS.

Giáo viên có thể loại những bạn có tên đăng nhập không đúng ra khỏi trò chơi, điều này đòi hỏi học sinh phải tạo lại một tên đăng nhập khác phù hợp thì lúc này mới đăng nhập được để tham gia.

Sau đó GV sẽ nhấn nút bắt đầu “Start” để bắt đầu các câu hỏi và HS sẽ sử dụng thiết bị kết nối internet hiện có của các em để chơi, sau mỗi câu hỏi GV sẽ xem luôn kết quả hoặc lưu kết quả rồi đánh giá sau.

52

Để ứng dụng phần mềm Kahoot vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí, có hệ thống bài giảng phù hợp, cụ thể là bài giảng kết hợp với trình chiếu Powerpoint 2010. Bài giảng thiết kế dựa trên yêu cầu và mục tiêu bài học, trong đó có thể ứng dụng phần mềm Kahoot vào thời gian kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới, củng cố bài học.

Giáo án thực nghiệm và tổ chức thực nghiệm: Phụ lục.

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w