Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 46 - 48)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học

Ngày nay, khi CNTT ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học càng trở nên quan trọng và thiết thực không những giúp GV xây dựng được bài giảng sinh động, thu hút được sự chú ý tập trung của HS mà còn góp phần đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới PPDH.

Đặc biệt, ở lứa tuổi tiểu học, cơ thể các em đang trong thời kì phát triển. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một số cử động đơn điệu, dễ mệt mỏi, nhất là khi hoạt động quá lâu và ở trong phòng học nhỏ.

Tri giác của HS tiểu học thường mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, không mang tính chủ động, tri giác một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, trong quá trình tri giác rất dễ bỏ quên nhiều chi tiết quan trọng hay những chi tiết làm nên sự vật. Tất nhiên, không phải các em không có khả năng phân tích để tách các dấu hiệu mà do quá trình tri giác một cách có chủ định chưa tốt, các em thường thâu tóm về cái toàn bộ để tri giác. Vì vậy, GV phải tạo hứng thú học tập và phải thường xuyên được luyện tập.

Đầu giai đoạn tiểu học, khả năng chú ý có chủ định yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có chủ định chưa mạnh, chú ý không có chủ định chiếm ưu thế. HS tiểu học thường có khả năng chú ý 30 – 40 phút, song cần thiết phải có sự di chuyển và phân phối chú ý. Đến cuối tiết học khả năng chú ý sẽ giảm đi. Ở lứa tuổi này, khả năng ghi nhớ máy móc phát triển hơn, đó là kiểu ghi nhớ dựa trên việc học thuộc lòng từng câu, từng chữ của tài liệu mà không cần hiểu nội dung, ý nghĩa của tài liệu đó. Tận dụng việc này rất hữu ích trong việc dạy học vì sẽ giúp cho trẻ nhớ tốt nhưng nếu ta lạm dụng quá, chỉ quan tâm đến sự phát triển bên ngoài mà không chú ý đến sự phát triển của trẻ sẽ không đưa lại hiệu quả trong quá trình dạy học.

Tư duy của HS tiểu học là tư duy cụ thể, tức là quá trình tư duy phải gắn 28

với hình ảnh trực quan cụ thể. Đó là quá trình nhận thức, mà qua đó các em có thể hiểu được, phân tích được bản chất của sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. HS tiểu học rất xúc động và rất thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh. Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song HS chóng chán. Do vậy, trong dạy học GV cần phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan thực tế, tăng cường thực hành để củng cố, khắc sâu kiến thức.

HS tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có trí tưởng tượng phong phú. Đó là cái tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức truyền tải, truyền đạt cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Muốn giờ học có hiệu quả thì GV phải đổi mới PPDH, tức là kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào HS, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này, người GV là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập kích thích trí tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được tốt thì trước hết GV phải nắm chắc nội dung của mỗi bài, lựa chọn và vận dụng PPDH phù hợp, bài nào thì cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, quan sát, trực quan, thuyết trình, trò chơi,…hoặc hoạt động nào sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm,… nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm, sinh lý của HS tiểu học.

HS tiểu học khá năng động dễ dàng tiếp thu cái mới và cái tiến bộ.

Để quá trình giảng dạy của GV đạt các mục tiêu: HS nắm vững kiến thức, bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ và hướng đến những giá trị chân, thiện, mĩ,…GV cần nâng cao chất lượng giờ học, đổi mới PPDH theo hướng hiện đại, trong đó có ứng dụng CNTT vào dạy học.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các em. Lợi ích quan trọng của ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS không còn ghét học một số môn học khô khan, đây chính là điều kiện giúp HS nâng cao hứng thú và động lực trong học tập, bồi dưỡng nhân cách cho HS, tạo điều kiện để HS tham gia và hợp tác cùng nhau phát triển.

29

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w