Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 48)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chọn trường Tiểu học Tô Hiệu trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk để tiến hành khảo sát và thực nghiệm.

* Vài nét về trường

Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tô Hiệu

Địa điểm: có trụ sở chính ở 502 Lê Duẩn, phường Ea Tam, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tổng diện tích khuôn viên trường là: 11 328 m2, trong đó:

Sân chơi: 2.976 m2, khu thể dục thể thao: 1000 m2, vườn trường: 4000 m2.

* Thuận lợi:

Trường nằm ở vị trí thuận lợi về giáo dục và giao thông. Cơ sở vật chất, khung cảnh sư phạm khá đẹp mắt, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục khá đầy đủ. Nhà trường đảm bảo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được trang bị.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, kĩ năng quản lí, giảng dạy tốt, tâm huyết và trách nhiệm trong công tác nhiệm vụ được giao. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.

Ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lí học sinh.

Sống giản dị, trung thực và đoàn kết.

Lãnh đạo nhà trường có tâm huyết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước đồng nghiệp và nhân dân. Công tác tổ chức quản lí khoa học. Các kế hoạch đề ra đều bám sát thực tiễn và có tính khả thi.

* Khó khăn:

Phòng học còn thiếu và nhỏ.

Chưa có các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động theo trường Chuẩn 30

quốc gia.

Sân chơi cho học sinh chưa nâng cấp, vẫn còn sân đất.

Đa số bàn ghế HS chưa đạt chuẩn về quy cách theo độ tuổi, nhiều bộ bàn ghế đã xuống cấp, hư hỏng, chưa có điều kiện thay thế.

Một bộ phận HS chưa tự giác học tập, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên sức học còn yếu.

* Cơ sở vật chất

Tổng số phòng học là 28 phòng, 1 phòng thiết bị - thư viện, 1 phòng đọc, 1 phòng hội đồng GV, 4 phòng làm việc, 1 phòng y tế, 2 nhà vệ sinh, 1 nhà xe.

Tổng số bảng từ chống lóa là 24. Bàn ghế, trang thiết bị các phòng làm việc đầy đủ: Bàn ghế HS có 310 bộ, bàn ghế GV là 24 bộ, trang bị thêm 10 máy chiếu

, 7 laptop, 2 máy bàn, 3 tivi phục vụ cho giảng dạy giáo án điện tử. Nhà bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Giáo viên

Tính đến năm học 2019 – 2020, tổng số cán bộ, GV và công nhân viên là 51 người. Trong đó: Ban giám hiệu: 03. GV đứng lớp: 41. Nhân viên: 06. Tổng phụ trách đội: 01. Chi bộ có 28 Đảng viên. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, GV có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, kĩ năng quản lí, kĩ năng giảng dạy tốt, tâm huyết và trách nhiệm trong công tác được giao.

* Học sinh

Năm học 2019 – 2020: trường có tổng số học sinh là 1091 HS. Tổng số HS từng khối lớp: Lớp 1: 6 lớp: 248 em. Lớp 2: 6 lớp: 249 em. Lớp 3: 6 lớp: 223 em. Lớp 4: 4 lớp: 151 em. Lớp 5: 6 lớp: 220 em. 1.2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT và sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học Tô Hiệu

Trong những năm gần đây, các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục được trang bị phòng máy, phòng đa năng nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm,

31

chụp hình, quay phim và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng, CNTT cho GV sử dụng trong quá trình dạy học của mình.

CNTT mang lại những hiệu quả to lớn trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, là cơ sở để tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.

Ngày nay, việc đổi mới trong nền giáo dục, chuyển từ lấy “GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm” trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó có các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Violet, Inspire, bộ Office, ChemWin, Prezi, Powerpoint, E- Learning,…và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng.

1.2.2.1 Nhận thức của giáo viên

Giáo viên có vai trò cực kì quan trọng, quyết định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn ai hết GV phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng này.

Xuất phát từ thực tế nó mang lại, để đánh giá được thực trạng giảng dạy có sử dụng CNTT trong dạy học các môn nói chung và môn Lịch sử và Địa lí nói riêng ở trường Tiểu học Tô Hiệu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua mẫu phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 1) 8 GV đang giảng dạy và công tác tại trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma Thuột.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.3: Thực trạng sử dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 tại trường

Tiểu học Tô Hiệu

Câu hỏi

1. Xin thầy (cô) cho biết, mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học:

mức độ hiểu biết về ứng dụng phần

trong dạy học?

3. Thầy (cô) có sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học không?

4. Thầy (cô) nghiên cứu học hỏi phần mềm Kahoot qua kênh thông tin nào?

5. Mức độ thầy (cô) sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học ?

6. Khi dạy học môn Lịch sử và Địa lí có ứng dụng phần mềm Kahoot, thầy (cô) cảm thấy như thế nào?

7. Theo thầy (cô), lợi ích của việc sử dụng phần mềm Kahoot là?

8. Theo thầy

dụng phần mềm Kahoot để tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh trong tiết học có phù hợp không?

9. Khi sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì?

10. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về chất lượng máy tính, máy chiếu, tivi, kết nối internet của nhà trường?

11. Ngoài

Kahoot, thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để kiểm tra đánh giá học tập của HS?

12. Theo thầy (cô), việc sử

dụng phần

trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí mang lại lợi ích gì cho học sinh Tiểu học?

Nhận xét:

34

Chúng tôi tiến hành điều tra 8 GV, chiếm 100% GV được hỏi cho rằng: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó, có 5 GV, chiếm 62.5% cho là rất cần thiết và 3 GV, chiếm 37.5% cho là cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết tất cả các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường Tiểu học Tô Hiệu có nhận thức cao về vai trò của ứng dụng CNTT vào dạy học. Đây là điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT vào dạy ở trường Tiểu học Tô Hiệu diễn ra hiệu quả.

Như vậy, đại đa số GV trường Tiểu học Tô Hiệu đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học.Từ đó, sẽ giúp quá trình dạy học mang lại hiệu quả.

Khi được hỏi về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, đa số GV đều sử dụng

chiếm 80% và cho rằng việc sử dụng CNTT trong kiểm tra và đánh giá cũng rất quan trọng. GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học nói chung và môn Lịch sử và Địa lí nói riêng.

Khi được hỏi về việc tiếp cận ứng dụng phần mềm vào dạy học thì đa số các GV đều cho rằng: Trong tổng số 8 GV, thì chỉ có 4 GV rất thường xuyên và thường xuyên cập nhật những ưu việt của những phần mềm mới, chiếm 50%, còn lại chiếm 50% ít khi cập nhật.

Đại đa số thầy (cô) biết đến phần mềm Kahoot trong dạy học. Số GV biết đến Kahoot chiếm 62.5% trong tổng số 8 GV trưng cầu ý kiến, còn lại chưa biết đến chiếm 37.5 %. Đặc biệt là trong môn Lịch sử và Địa lí, số thầy GV đã sử dụng phần mềm Kahoot trong quá trình dạy học ở mức độ thỉnh thoảng dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực của HS chiếm 12.5 %, còn lại ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên thì chưa thấy thể hiện.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ như (máy tính, máy chiếu, màn chiếu, mạng internet,…) gây khó khăn cho GV trong việc thiết kế câu hỏi, sử dụng và tổ chức. Nhiều GV chưa thành thạo trong việc sử dụng CNTT cũng như kĩ thuật thiết kế, hiệu ứng, kĩ thuật liên kết, trình chiếu, xây dựng hình ảnh, video trong bài giảng. Một số GV thì ngại thay đổi, ngại học hỏi, chưa đánh giá đúng lợi thế của việc ứng dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong quá trình dạy học.

Tóm lại: Phần lớn các GV đã nhận biết được ưu điểm của việc sử dụng

35

CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học và kiểm tra đánh giá HS. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm Kahoot trong môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học lại ít khi được sử dụng. Sở dĩ như vậy, là vì có nhiều nguyên nhân chi phối: Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, mạng internet,…hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Tại trường Tiểu học Tô Hiệu đã trang bị máy tính và máy chiếu, nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu sử dụng của GV. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đòi hỏi GV phải có trình độ trong lĩnh vực tin học, điều này không phải GV nào cũng dễ dàng có được. Học sinh đã quen với lối kiểm tra theo lối truyền thống, nên còn khá bỡ ngỡ với cách kiểm tra hiện đại. Từ các lí do trên dẫn đến việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí hiện nay vẫn chưa được thường xuyên, chưa đạt được hiệu quả cao.

1.2.2.2. Mức độ nhận thức, quan tâm, thái độ của học sinh

Do thực tế đổi mới PPDH cũng như sự phù hợp với tâm sinh lí HS Tiểu học là hiếu động, tò mò và thích khám phá mà việc sử dụng việc ứng dụng CNTT và ứng dụng phần mềm đã được chú trọng trong quá trình dạy học.

Về việc tham gia và hưởng ứng tiết dạy có ứng dụng phần mềm Kahoot trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua mẫu phiếu thăm dò ý kiến của 90 HS khối lớp 4 (phụ lục 2) ở trường Tiểu học Tô Hiệu.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.4: Bảng thể hiện kết quả việc tham gia và hưởng ứng với tiết học có sử dụng CNTT và phần mềm Kahoot trong dạy

học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 ở trường Tiểu học Tô Hiệu.

Câu hỏi

1. Trong học kì vừa qua, kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí của em như thế nào?

2. Em có hài lòng với kết quả đó không?

máy chiếu trong quá trình dạy và học không?

4. Em có muốn học môn Lịch sử và Địa lí bằng việc xem phim tài liệu, video hay hình ảnh trực quan hay không?

5. Trong môn Lịch sử và Địa lí các em đã từng được thầy (cô) dạy học có sử dụng phần mềm hay chưa?

6. Nếu có, thầy (cô) thường sử dụng phần mềm Kahoot khi nào?

7. Em thấy thầy (cô) kiểm tra đánh giá bằng ứng dụng phần mềm Kahoot

với cách kiểm tra đánh giá truyền thống như thế nào?

8. Em cảm thấy như thế nào khi thầy (cô) tổ chức kiểm tra đánh giá bằng ứng dụng phần mềm Kahoot trong quá trình học tập môn Lịch sử và Địa lí? 9. Em có được tham gia bài học có sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí thường xuyên không? 10. Khi GV tổ chức giảng dạy có ứng dụng phần mềm Kahoot trong môn Lịch sử và Địa lí, các em tham gia?

11. Khi tham gia vào tiết học có ứng dụng phần mềm Kahoot em học được và giúp em được những gì?

12. Em thấy phần mềm Kahoot có thực sự cần thiết trong quá trình dạy và học môn Lịch sử và Địa lí hay không?

Nhận xét:

Qua bảng kết quả việc tham gia và hưởng ứng với tiết học có sử dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

ởtrường Tiểu học Tô Hiệu trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cho thấy: Hs thực sự thích thú với việc được học tiết Lịch sử và Địa lí có sử dụng CNTT và có ứng dụng phần mềm Kahoot (98%), trong tổng số 90 HS được khảo sát. Khi hỏi việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong môn Lịch sử và Địa lí, hầu hết các em HS đều cho là rất cần thiết và cần thiết, chiếm 100% trong tổng số 90 HS chiếm. Bên cạnh đó, qua bảng kết quả, chúng ta thấy hầu hết các em đều tham gia rất nhiệt tình và hứng thú, chiếm 97.8%, còn lại là chỉ chiếm 2.2%. Khi hỏi HS về cảm thấy như thế nào về việc sử dụng phần mềm Kahoot để kiểm tra và đánh giá học tập của HS, câu trả lời rất phù hợp và phù hợp, chiếm 100%.

Như vậy, việc ứng dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí tại trường Tiểu học Tô Hiệu đã tạo nên điều kiện để diễn ra một cách có hiệu quả. Không những giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái thông qua một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có tích hợp hình ảnh sống động, trực quan và kèm những đoạn video clip chân thực. Các em có thể “Học mà chơi, chơi mà học” giúp các em nắm và ghi nhớ bài học tốt hơn, rèn luyện được nhiều kĩ năng quan trọng. Bên cạnh đó, giúp HS sẽ tự đánh giá được kết quả học tập của mình, năng lực của mình đạt được sau giờ học.

Tuy nhiên, với nhiều lí do kể cả khách quan lẫn chủ quan, việc có ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học và vận dụng để kiểm tra đánh giá trong môn Lịch sử và Địa lí vẫn chưa được sử dụng thường xuyên, chiếm 0%, hiếm khi chiếm 78.9%, thỉnh thoảng chiếm 21.1%. Vì vậy, vẫn chưa phát huy được hết khả năng cũng như tính tích cực, chủ động của HS. Ảnh hưởng đến chất lượng

dạy và học trong môn Lịch sử và Địa lí.

40

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KAHOOT TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC

2.1. Bản chất của Kahoot

Kahoot là nền tảng công nghệ đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Kahoot chính là một ứng dụng hỗ trợ người sử dụng học tập miễn phí nổi tiếng hiện nay dựa trên hình thức trò chơi và được sử dụng giống như một lớp học có sự tương tác qua lại.

Về bản chất thì Kahoot chính là một website vì vậy có nó thể được sử dụng ở bất kỳ một thiết bị nào như là laptop, smartphone, máy tính để bàn, tablet,… miễn là thiết bị bạn đang sử dụng được kết nối với internet.

Kahoot hỗ trợ người sử dụng (bài kiểm tra trắc nghiệm) với rất nhiều các lựa chọn với các tính năng có thể tích hợp được cả hình ảnh và video một cách đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện.

Kahoot là một nền tảng học tập dựa trên các câu hỏi trắc nghiệm của giáo viên dạy ở trên lớp học. Đây là một trang web giúp GV có thể tạo ra các bộ câu

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w