Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của H Sở Tiểu học

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 30 - 32)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của H Sở Tiểu học

đích của hoạt động đánh giá HS là những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những nhận định định tính và định lượng.

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân,

17

ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

Nội dung đánh giá xoay quanh đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuân kiên thưc, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học, chương trình môn Lịch sử và Địa lí và hoạt động giáo dục.

Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của HS tiểu học: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của HS tiểu học: yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường lớp; yêu quê hương, đất nước, con người; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.

Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải:

Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp học.

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

Việc đánh giá kết quả học tập của HS trong môn Lịch sử và Địa lí cần đảm bảo nguyên tắc sau: toàn diện, khách quan, chính xác, phân hóa, kết hợp đánh giá trong suốt quá trình học tập (đánh giá quá trình) và đánh giá vào cuối kì, cuối năm học (đánh giá tổng kết), kết hợp đánh giá của GV với HS và việc HS đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá, đánh giá lí thuyết và thực hành, đánh giá trong hoạt động trên lớp và ngoài lớp,…

Cùng với đánh giá kiến thức, kĩ năng, cần tăng cường đánh giá và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ của HS về kiến thức lịch sử và địa lí.

18

Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w