Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm Kahoot

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 101)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.7. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm Kahoot

2.7.1. Ưu điểm

Kahoot là ứng dụng có thể tích hợp những hình ảnh, video… được tải trực tiếp từ máy tính hoặc điện thoại giúp tạo sự chú ý cho người học.

-Giúp người sử dụng có thể chủ động tương tác hơn. -Có thể đặt chế độ cài thời gian cho mỗi câu hỏi.

- Trong khi GV chờ HS đăng nhập vào thì giáo viên có thể mở video trên youtube chạy trong nền của ứng dụng Kahoot.

-Có thể sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào mà không cần phải cài đặt lại.

- Có sẵn bộ câu hỏi hay được chia sẻ trên cộng đồng của Kahoot, do đó bạn hoàn toàn có thể tìm và sử dụng thêm các câu đố khá.

75

- Cuối mỗi bài học, người học có thể phản hồi về bài kiểm tra để giúp cho GV có thể ngày càng hoàn thiện bộ câu hỏi của mình.

-Đặc biệt là hoàn toàn không mất phí.

2.7.2. Nhược điểm

-Kahoot chỉ có cho ra những câu hỏi trắc nghiệm.

- Bởi vì đây là trò chơi trực tiếp nên người sử dụng phải ở cùng một phòng trong cùng một thời điểm.

- Có tất cả 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho câu trả lời. Tuy nhiên, người dùng có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản. - Một số môn học, Kahoot còn hạn chế về kí tự, thiếu sự đa dạng để có thể tạo câu hỏi phù hợp.

Xuất phát từ những ưu điểm và nhược điểm trên của phần mềm Kahoot, GV trong quá trình sử dụng cần lưu ý để sử dụng hiệu quả. Đồng thời trong quá trình dạy học kết hợp sử dụng nhiều ứng dụng, phương tiện, phương pháp dạy học khác để nâng cao chất lượng dạy – học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học.

76

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí, áp dụng tại trường Tiểu học Tô Hiệu, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Đối tượng và địa bàn thực hiện3.2.1. Đối tượng thực nghiệm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi xây dựng việc thực nghiệm “Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học” như sau: Chúng tôi chọn hai lớp, một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng để đảm bảo tính khách quan.

Lớp thực nghiệm (TN) : Lớp 4A Lớp đối chứng (ĐC) : Lớp 4B

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm về việc “Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học” tại trường Tiểu học Tô Hiệu, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã thiết kế bài giảng có sự ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí, Cụ thể trong phân môn Địa lí lớp 4.

Trước khi dạy học chúng tôi đã xin ý kiến của các cấp lãnh đạo, tổ chuyên môn và GV chủ nhiệm. Được sự đồng ý của các GV chúng tôi tiến hành thực nghiệm:

Bài thực nghiệm: Bài 24: Dải Đồng bằng Duyên hải miền Trung.

3.4. Kế hoạch thực nghiệm

Thời gian TN của tôi bắt đầu từ tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2020, trải qua các giai đoạn sau:

-Giai đoạn 1: Chọn lớp TN và lớp ĐC -Giai đoạn 2: Đánh giá trước khi TN -Giai đoạn 3: Tổ chức dạy TN

-Giai đoạn 4: Đánh giá sau khi TN. 77

3.5. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1. Giới thiệu về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm lớp. Lớp TN: 4A; Lớp ĐC: 4B trong học kì I năm học 2019 – 2020.

Đối tượng thực nghiệm được chọn trên cơ sở tương đương nhau về sĩ số, kết quả học tập, tỉ lệ nam nữ, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả học tập học kì I, năm học 2019 – 2020 của lớp 4A và lớp 4B

Lớp

4A 4B

(Nguồn: Báo cáo sơ kết học kì I, năm học 2019 – 2020 trường Tiểu học Tô Hiệu)

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sổ chủ nhiệm qua GV chủ nhiệm để biết được các thông tin về lớp TN: 4A và lớp ĐC lớp 4B. Cả hai lớp đều có năng lực và tương đồng về một số mặt như: Sĩ số, nam nữ, kết quả học tập.

Lớp 4A có 46 HS, trong đó, có 25 HS nam và 21 HS nữ. Lớp 4B có 46 HS, trong đó, có 21 HS nam và 25 HS nữ.

3.5.2. Tiến hành thực nghiệm

3.5.2.1. Đối với lớp thực nghiệm

Sau khi thiết kế xong nội dung giáo án có ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí, cụ thể là phân môn Địa lí lớp 4.

Chúng tôi tham khảo ý kiến của GV chủ nhiệm lớp TN, GV bộ môn, các GV trong khối 4 và các bạn giáo sinh để hoàn thiện giáo án của mình.

Sau đó, chúng tôi tiến hành tổ chức để HS học tập theo đúng tiến độ chương trình.

3.5.2.2. Đối với lớp đối chứng

Lớp ĐC tiến hành giảng dạy theo giáo án vận dụng phương pháp dạy học truyền thống.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí, chúng 78

tôi tiến thành dạy cụ thể một bài trong phân môn Địa lí lớp 4.

Bài 24: Dải Đồng bằng Duyên hải miền Trung.

- Lớp TN: Lớp 4A, có 46 HS tham gia (bài học có ứng dụng phần mềm Kahoot).

-Lớp ĐC: Lớp 4B, có 46 HS tham gia (tiến hành dạy học bình thường). Sau khi dạy TN, chúng tôi tiến hành phát phiếu kiểm tra đánh giá cho HS 2 lớp, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Bảng kết quả thực nghiệm của học sinh

Xếp loại Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 lớp thực nghiệm lớp đối chứng

hoàn hoàn thành chưa hoàn thành... t...

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả học tập của học sinh

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả thực nghiệm. Ở lớp TN: Số HS đạt xếp loại hoàn thành tốt là 36 em, chiếm 78,3%; số HS xếp loại hoàn thành là 10 em, chiếm 21.7%; HS chưa hoàn thành: 0 em.

Ở lớp ĐC: Số HS đạt xếp loại hoàn thành tốt là 33 em, chiếm 71.7%; số HS

79

đạt xếp loại hoàn thành là 12 em, chiếm 26.1%; số học sinh chưa hoàn thành là 1 em, chiếm 2.2%.

So sánh tỉ lệ HS hoàn thành tốt và hoàn thành của hai lớp, cho thấy lớp TN có số HS hoàn thành tốt và hoàn thành là 46/46 em (chiếm 100%), lớp ĐC là 45/46 em (chiếm 97.8%). Qua việc so sánh trên, ta thấy tỉ lệ HS hoàn thành tốt và hoàn thành lớp TN cao hơn lớp ĐC là 2.2%.

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu và TN chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận như sau:

Khi ứng dụng CNTT để dạy trong quá trình dạy và học trong môn Lịch sử và Địa lí sẽ giúp HS tiếp thu bài nhanh hơn, hoàn thành được nhiệm vụ học tập.

Khóa luận đã phân tích và đánh giá tương đối chính xác về tình hình dạy và học môn Lịch sử và Địa lí ở bậc Tiểu học, đặc biệt là việc ứng dụng phần mềm Kahoot vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí. Khóa luận đã giới thiệu khái quát về phần mềm Kahoot cũng như cách cài đặt và cách sử dụng để thiết kế bài giảng phục vụ cho tiết học có hiệu quả cao hơn.

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học

- Xây dựng được cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí giúp HS nâng cao hứng thú trong học tập, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS.

- Lập phiếu điều tra về việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí tại trường Tiểu học Tô Hiệu.

- Đề tài nêu lên được khả năng ứng dụng của phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí.

- Hướng dẫn quy trình thực hiện thiết lập, sử dụng phần mềm Kahoot, thiết kế giáo án bằng phần mềm Kahoot tổ chức thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của phần mềm này.

- Đề tài đã tiến hành TN và thu được kết quả. Chọn 2 tiết dạy có trong phân phối chương trình môn Lịch sử và Địa lí, cụ thể phân môn….. lớp….. để ứng dụng phần mềm Kahoot.

* Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, soạn giáo án TN và tiến hành TN cho thấy phần mềm Kahoot có nhiều tiện ích, mang lại nhiều lợi thế cho Gv để Gv có thể áp dụng vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng và hứng thú học tập cho học sinh, cụ thể:

+ Đây là một phần mềm chuyên nghiệp nên đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của GV trong dạy môn Lịch sử và Địa lí cũng như các môn học khác.

+ Là một phần mềm có giao diện đẹp, thân thiện, dễ dàng thiết lập và sử dụng. + Phần mềm có sẵn trên web máy tính và appstore trên điện thoại smartphone có kết nối internet thì việc sử dụng để thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm hình ảnh và video cũng như việc tổ chức thực hành là khá dễ dàng.

81

* Đối với giáo viên

Việc ứng dụng phần mềm Kahoot khắc phục được một số khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV.

+ Giúp GV tiết kiệm được thời gian trình bày,. + Giúp GV dễ triển khai nội dung môn học.

+ Tạo được hứng thú học tập cho HS, học sinh dễ ghi nhớ và nắm rõ nội dung bài học.

+ Dễ triển khai và tổng kết bài học, quá trình triển khai – tổng kết bài học nhanh gọn, chính xác.

* Đối với học sinh:

+ Thái độ học tập tích cực, chủ động hơn.

+ Học sinh dễ ghi nhớ các sự kiện, trực quan hơn với những hình ảnh và video chân thực, dễ liên hệ thực tiễn thông qua bài học.

+ Qua khảo sát bài dạy TN, HS yêu thích môn học nhiều hơn và có thái độ trân trọng những thành quả lịch sử và tự nhiên, xã hội, kinh tế, thấy yêu quê hương, đất nước, con người mình hơn.

+ Khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Tuy nhiên, ở đề tài này chúng tôi chỉ đưa ra một số phương diện để ứng dụng phần mềm này, cũng chỉ đưa ra một số tính năng, kĩ thuật cơ bản ban đầu của phần mềm vào bài giảng. Ngoài ra, phần mềm này còn có nhiều tính năng hữu ích, nhiều vai trò hơn có thể giúp bài giảng sinh động hơn nữa.

Bên cạnh đó, do bước đầu làm quen với một đề tài khóa luận tốt nghiệp, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu khó có thể tránh khỏi được những thiếu sót: - Đề tài chỉ mới tiến hành khảo sát ở Trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nên chưa thể bao quát được hết việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường trên diện rộng, chưa đảm bảo tính khách quan và toàn diện.

- Số tiết TN còn ít nên chưa đảm bảo tính thuyết phục. Về mặt kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo chưa nhiều,… Vì vậy, nội dung nghiên cứu vẫn còn chưa thật sâu và toàn diện.

Như vậy, việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học đã đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, đó là giúp HS phát

82

huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, hứng thú hơn trong việc tiếp thu bài học,…Điều đó, chứng tỏ ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí tại trường Tiểu học Tô Hiệu không những có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn về mặt thực tiễn. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn rằng, đề tài này được áp dụng không chỉ ở môn Lịch sử và Địa lí mà còn mở rộng ra các môn học khác. Đồng thời, nghiên cứu và vận dụng thêm một số phần mềm để thiết kế BGĐT phục vụ cho việc dạy và học. Từ đó, cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử và Địa lí tại trường Tiểu học Tô Hiệu nói riêng và các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói chung.

2. Một số đề xuất kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin nêu ra một số đề xuất, kiến nghị nằm trong phạm vi nghiên cứu như sau:

2.1. Đối với cấp quản lí

- Các nhà quản lí phải theo sát việc dạy học của GV, tránh tình trạng coi môn Lịch sử và Địa lí là môn phụ không cần thiết. Từ đó, dẫn đến tình trạng ít đầu tư cho việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí mà thay vào đó là môn Toán và Tiếng việt.

- Cần có sự chỉ đạo sâu sát việc khai thác và ứng dụng phần mềm vào dạy học và các phương pháp vào dạy học, các phương pháp dạy học tích cực, góp phần việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Tăng cường cơ sở vật chất, nhất là phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học.

- Các cấp quản lí phải có biện pháp, chính sách tạo điều kiện, động viên GV và các lớp tổ chức các lớp bồi dưỡng về CNTT kết hợp đổi mới PPDH cho GV.

- Các cấp quản lí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới về PPDH có ứng dụng CNTT.

- Các cấp quản lí phải động viên khuyến khích thi đua trong GV dạy học có chất lượng, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.

- Đối với việc sử dụng CNTT trong dạy học là việc làm không quá khó đối với khả năng và trình độ của GV tiểu học.

- Tuyên truyền, động viên giáo viên sử dụng hợp lí các phương tiện CNTT và nhằm nâng cao nhận thức của GV về lợi ích của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

83

- Thường xuyên quan tâm kiểm tra, bảo trì, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị dạy học.

2.2. Đối với giáo viên

- Cần tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng GV, tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng xu thế đổi mới PPDH.

- Giáo viên phải phối hợp hài hòa, sáng tạo và linh hoạt giữa PPDH hiện đại và PPDH truyền thống, phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

- Giáo viên cần chú ý đến việc phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của HS, lấy HS làm trung tâm, luôn tạo điều kiện để HS độc lập, tự tìm ra kiến thức mới, đặc biệt khi sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học.

- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, học hỏi, nâng dần trình độ tin học, tự thiết kế và sử dụng vào bài dạy.

- Khi sử dụng phần mềm cần khai thác tối đa tính năng của phần mềm giúp cho bài dạy trở nên sinh động hơn.

- Không lạm dụng CNTT quá, nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của người học. Những kiến thức ở mức độ vận dụng kết hợp bảng và sử dụng các PPDH khác mới có hiệu quả.

- Bản thân mỗi GV cần phải ra sức học tập, tự trang bị cho mình những kiến

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w