Trong nghiên cứu này dữ liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi in và thông qua bảng câu hỏi online với google form. Tổng số đối tượng khảo sát được gửi bảng hỏi là 200 khách hàng đã và đang sử dụng điện thoại di động thông minh. Sau khi loại những bảng câu hỏi trả lời thiếu quá nhiều thông tin, không trung thực và sai sót thì kết quả phản hồi thu về sau khảo sát hợp lệ dùng để phân tích là 150 mẫu đạt tỷ lệ 75%,
Phân tích nhân khẩu học bao gồm câu hỏi thông tin dùng để xác định giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, và thâm niên của khách hàng. Mục đích của những câu hỏi này là để cung cấp một cái nhìn tổng thể và hình ảnh chung của người trả lời trong nghiên cứu này. Hơn nữa, dựa trên phân tích nhân khẩu học, sự khác biệt ý kiến giữa các phân nhóm được so sánh. Bảng 4.1 tóm tắt các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu này.
Bảng 4.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc Điểm Mẫu nghiên cứu
Số Lượng Tỷ Lệ % Giới Tính Nam Nữ 69 81 46 54 Tổng 150 100.0 Tuổi Từ16 - 24 34 22,6% Từ 25 - 35 70 46,7% Từ 36 - 50 31 20,7% Trên 50 15 10% Tổng 150 100.0 Học vấn PTTH hoặc dưới PTTH 31 20,7% Trung cấp/ Cao Đẳng 45 30% Đại học 48 32% Sau đại học 26 17,3% Tổng 150 100.0
Tình trạng hôn nhân Độc thân 68 45,3%
Đã lập gia đình 82 54,7% Tổng 150 100.0 Nghề nghiệp Công chức nhà nước 32 21,3% Nhân viên VP 53 35% Kinh doanh cá thể 23 15%
Học sinh, sinh viên 12 8%
Công nhân 11 7% Nội trợ 11 7,1% Khác 10 6,6% Tổng 150 100.0 Tình trạng thu nhập Dưới 7 triệu 39 26% Từ 7 – 15 triệu 81 54% Từ 16 đến 25 triệu 18 12% Trên 25 triệu 12 8% Tổng 150 100.0 Về giới tính:
Giới tính là một biến quan trọng khi thu nhập mẫu. Mỗi giới có đặc trưng tâm lý riêng, tác động lớn đến hành vi tiêu dùng, cảm nhận, chi tiêu và sự trung thành. Việc phân tích giới tính tạo điều kiện để tiến hành kiểm định sự khác biệt của lòng trung thành của từng nhóm đối tượng khách hàng có giới tính khác nhau.
Kết quả thống kê cho thấy trong mẫu có 54% là nữ và 46% là nam. Có thể giải thích việc nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam là do trong nhóm thu thập dữ liệu, đối tượng nhiệt tình và dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không quá lớn.
Về Độ tuổi:
Kết quả thống kê cho thấy trong mẫu có 22,6% số người có độ tuổi từ 16- 24; 46,7% số người có độ tuổi từ 25-35; 20,7% số người có độ tuổi từ 36-50; 10% số người có độ tuổi trên 50. Sự phân chia các độ tuổi dựa trên các nghiên cứu khác cùng với việc có sự khác nhau về hành vi tiêu dùng, cảm nhận, sở thích, thu nhập cũng như sự trung thành đối với một thương hiệu nào đó. Kết quả này cho thấy rằng mẫu có sự đa dạng về nhóm tuổi, để từ đó tiến hành kiểm định sự khác biệt của lòng trung thành của từng nhóm đối tượng khách hàng có độ tuổi khác nhau.
Độ tuổi từ 25-35 chiếm tỷ lệ lớn nhất là do quan hệ của nhóm thu thập dữ liệu với họ cũng như đó là nhóm dễ tiếp cận. Tuy nhiên điều đó cũng có thể khẳng định rằng đây là phân khúc chủ yếu của người dùng điện thoại thông minh tại thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về học vấn:
Kết quả thống kê cho thấy trong mẫu có 2% đối tượng có trình độ cấp 2; 24,67 đối tượng trình độ cấp 3; 20% đối tượng trình độ cao đẳng; 49,33% đối tượng có trình độ đại học và 4% đối tượng có trình độ trên đại học.
Có sự khác biệt giữa từng nhóm trình độ học vấn về cảm nhận, hành vi tiêu dùng, thu nhập và chi tiêu, đồng thời cũng có dự khác biệt về lòng trung thành với một thương hiệu nào đó.
Kết quả điều tra cho thấy rằng mẫu có sự đa dạng về trình độ học vấn, thuận lợi cho kết quả nghiên cứu, đồng thời nhằm kiểm định sự khác biệt về lòng trung thành của từng nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau.
Về tình trạng gia đình:
Kết quả thống kê mẫu cho thấy có sự tương đồng giữa hai nhóm, với nhóm độc thân chiếm 45,3% và nhóm lập gia đình chiếm 54,7%. Theo đó hai nhóm này có sự khác nhau rõ ràng về nhận thức, thu nhập, chi tiêu và sự trung thành. Điều này tạo điều kiện để khám phá có sự khác biệt hay không giữa tình trạng hôn nhân và lòng trung thành với thương hiệu.
Kết quả thống kê cho thấy trong mẫu chủ yếu là công chức nhà nước và nhân viên văn phòng (lần lượt chiếm 21,3% và 25,3%), bên cạnh đó đối tượng kinh doanh cá thể, công nhân và sinh viên học sinh chiếm tỷ lệ như nhau với 8,7%; 8% số người là buôn bán; 5,3% số người là nội trợ; 7,3% số người chưa có việc làm và 6,7% số người làm những công việc khác.
Về thu nhập bình quân:
Kết quả thống kê cho thấy trong mẫu có 26% số người có mức thu nhập hàng tháng dưới 7 triệu; 54% số người có mức thu nhập hàng tháng từ 7-15 triệu; 12% số người có thu nhập hàng tháng từ 16-25 triệu và có 8% số người có thu nhập hàng tháng trên 25 triệu. Ở mỗi mức thu nhập khác nhau có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng, cảm nhận, chi tiêu và lòng trung thành đối với một thương hiệu nào đó.
Qua kết quả điều tra cho thấy có sự đa dạng về thu nhập bình quân trong mẫu, điều đó cho thấy sự phổ biến của điện thoại di động thông minh trong dân số của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với mọi mức thu nhập. Điều này cũng tác động tích cực lên kết quả nghiên cứu và có thể tiến hành kiểm định sự khác biệt về lòng trung thành của từng nhóm đối tượng khách hàng có mức thu nhập khác nhau.
Từ kết quả điều tra ta cũng thấy rằng mức thu nhập dưới 7-15 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất, với giá cả của các dòng điện thoại thông minh hiện nay, cũng như thị phần của các thương hiệu như đã đề cập ở những phần trên, có thể coi rằng đây là mức thu nhập phù hợp khi sử dụng loại điện thoại này. Kết quả điều tra này tương đồng với các điều tra trước về mức thu nhập bình quân tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua mẫu thu được ta thấy được việc sử dụng điện thoại di động thông minh ở thời điểm hiện tại trở nên hết sức phổ biến trong mọi tầng lớp, được coi như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.
Khung nghề nghiệp này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của một số các đề tài nghiên cứu trước đây. Sự phân chia nhóm nghề nghiệp này còn là do sự khác biệt về hành vi tiêu dùng, cảm nhận, thu nhập và chi tiêu, điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi quy của mô hình.
Đối tượng công chức nhà nước và nhân viên văn phòng chiếm số lượng lớn trong mẫu điều tra về khách hàng sử dụng điện thoại thông minh cho thấy đây là phân khúc thị trường của sản phẩm. Điều này có thể giải thích là do khách hàng tìm được những đặc điểm phù hợp từ sản phẩm như: kiểu dáng, tính năng, dễ sử dụng, giá cả phù hợp, hỗ trợ trong công việc…
Kết quả phân tích cho thấy mẫu có sự đa dạng về nghề nghiệp, thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt của lòng trung thành của từng nhóm khách hàng ở những nghề nghiệp khác nhau.