Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm mục đích loại bỏ những biến rác. Kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 4.4.
Thành phần nhận biết thương hiệu gồm 05 biến quan sát. Cả năm biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,839 (lớn hơn 0,6) nên thang đo thành phần nhận biết thương hiệu đạt yêu cầu. Các biến quan sát này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Thành phần giá cả cảm nhận có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,723 (lớn hơn 0,6), thêm vào đó các biến quan sát thuộc thang đo này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Do vậy các biến quan sát thuộc thang đo sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố. Thành phần giá cả cảm nhận này gồm 03 biến quan sát.
Thành phần tính năng sản phẩm gồm 04 biến quan sát. Cả bốn biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,886 (lớn hơn 0,6) nên thang đo thành phần này đạt yêu cầu.
Các biến quan sát này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Ngoài ra, đối với biến quan sát TN1: mặc dù có giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến là 0,923 - lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha (0,723) nhưng tác giả vẫn không loại bỏ biến và giữ nguyên thang đo này do hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7, giá trị Cronbach’s Alpha cũng lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 cho thấy sự chênh lệch giá trị Cronbach’s Alpha không nhiều.
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
Thành phần Nhận biết thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,839
NB1 14,90 5,782 0,548 0,833
NB2 14,94 5,305 0,705 0,789
NB3 14,94 5,480 0,656 0,803
NB4 14,93 5,647 0,675 0,799
NB5 14,90 5,487 0,635 0,809
Thành phần Giá cả cảm nhận: Cronbach’s Alpha = 0.723
GCN1 7,53 2,908 0,528 0,655
GCN2 7,18 2,659 0,595 0,574
GCN3 7,51 2,614 0,515 0,676
Thành phần Tính năng sản phẩm: Cronbach’s Alpha = 0,886
TN1 11,63 2,880 0,559 0,923
TN2 11,48 2,694 0,705 0,870
TN3 11,49 2,359 0,881 0,801
TN4 11,49 2,359 0,881 0,801
Thành phần Thái độ với chiêu thị: Cronbach’s Alpha = 0,877
TD1 18,35 8,445 0,591 0,871 TD2 18,32 7,977 0,711 0,852 TD3 18,36 8,125 0,668 0,859 TD4 18,33 7,564 0,819 0,832 TD5 18,37 8,799 0,510 0,884 TD6 18,30 7,594 0,806 0,835
Thành phần Uy tín thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,745
UT2 7,47 1,687 0,599 0,626
UT3 7,53 1,472 0,675 0,525
Thành phần Lòng trung thành thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,798
LTT1 14,65 5,290 0,524 0,776
LTT2 14,64 4,997 0,616 0,747
LTT3 14,57 5,186 0,603 0,752
LTT4 14,69 5,183 0,632 0,743
LTT5 14,60 5,262 0,525 0,776
Thành phần thái độ với chiêu thị gồm 06 biến quan sát. Cả sáu biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,877 (lớn hơn 0,6) nên thang đo thành phần thái độ đối với chiêu thị đạt yêu cầu. Các biến quan sát này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Thành phần Uy tín thương hiệu gồm 03 biến quan sát. Tất cả ba biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,745 (lớn hơn 0,6) nên thang đo này đạt yêu cầu. Các biến quan sát thuộc thang đo sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Ngoài ra, đối với biến quan sát UT1: mặc dù có giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến là 0,809 - lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha (0,745) nhưng tác giả vẫn không loại bỏ biến và giữ nguyên thang đo này do hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7, giá trị Cronbach’s Alpha cũng lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 cho thấy sự chênh lệch giá trị Cronbach’s Alpha không nhiều.
Thành phần Lòng trung thành thương hiệu gồm 05 biến quan sát. Cả năm biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,798 (lớn hơn 0,6) nên thang đo thành phần Lòng trung thành thương hiệu đạt yêu cầu. Các biến quan sát này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.