Bảng 4.13: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm tuổi (Levene test)
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1,348 2 146 0,262
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Đặt giả thuyết H0: Không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm tuổi. Kết quả kiểm định Levene cho giá trị sig. = 0,262 > 5%, do đó giả thuyết H0: phương sai các nhóm tuổi đồng nhất, được chấp nhận. Tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Bảng 4.14: Kiểm định ANOVA giữa các nhóm tuổi
Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0,283 3 0,141 0,422 0,656 Trong cùng nhóm 65,345 146 0,335 Tổng 65,628 149 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Kết quả kiểm định ANOVA với sig. = 0,656 > 5%, cho thấy không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0: không có sự khác biệt về lòng trung thành thương hiệu giữa các nhóm tuổi. Điều này có nghĩa là chưa đủ cơ sở thống kê để khẳng định có sự khác biệt về Lòng trung thành thương hiệu giữa các nhóm tuổi hay không.
Ngoài ra khi kiểm định sự khác biệt các đặc tính khác như: thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân… tác giả cũng không phát hiện ra các sự khác biệt đáng kể nào về lòng trung thành thương hiệu của khách hàng.
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy rằng, không phải lúc nào các thành phần của mô hình nghiên cứu ban đầu cũng đạt được mức độ ảnh hưởng như kỳ vọng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê. Điều này phần nào thể hiện rõ nỗ lực tổng thuật lý thuyết của tác
giả sát với thực tiễn hành vi của người tiêu dùng điện thoại thông minh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dựa vào mô hình nghiên cứu ứng dụng trước đây như mô hình “các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam” (Thọ & Trang, 2002), mô hình “các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành cho dịch vụ E- Context” (Luarn & lin, 2003) và mô hình “các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động” (Nguyễn Thành Công, Phạm Ngọc Thúy, 2007) luận văn đã đưa ra mô hình đề xuất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Trong nghiên cứu của Công và Thúy (2007) chỉ có 5 trong tổng số 9 giả thuyết được chấp nhận. Tuy nhiên thú vị là tất cả 5 giả thuyết được chấp nhận trong nghiên cứu này đều được chấp nhận trong nghiên cứu của tác giả. Như vậy kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần khẳng định lại vai trò quan trọng của yếu tố Uy tín thương hiệu, tính năng sản phẩm, giá cả cảm nhận, thái độ chiêu thị và nhận biết thương hiệu. Sự khác biệt ở đây còn được thể hiện thông qua mức độ giải thích của mô hình này là xấp xỉ 67% so với nghiên cứu của Công và Thúy (2007) chỉ là xấp xỉ 38%.
Nghiên cứu của Đỗ Hải Hưng và Nguyễn Thị Mai Hương (2020) đã đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 08 thành phần nhưng kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra lòng trung thành thương hiệu điện thoại Iphone tại TP. Hà Nội chỉ còn lại 7 thành phần có tác động đến lòng trung thành thương hiệu. Kết quả của luận văn có sự tương đồng với nghiên cứu này khi cùng khẳng định được vai trò của các yếu tố như Thái độ đối với chiêu thị, Nhận biết thương hiệu, Giá cả cảm nhận có ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu điện thoại di động thông minh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.