Nghĩa của trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 25 - 27)

Thiệt hại về tinh thần luôn là một đại lượng khó xác định. Đây là một vấn đề

gây ra nhiều tranh cãi bởi vì thiệt hại về tinh thần rất khó đong đếm. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người ngày càng được chú trọng. Ởnước ta, một đất nước luôn coi trọng truyền thống đoàn kết theo phương châm “lá lành đùm lá rách” hay “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” là di sản tốt đẹp của mình. Vì vậy, vấn

đề bảo vệ các giá trị tinh thần của con người trước các hành vi xâm phạm luôn nhận

được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Việc thừa nhận trách nhiệm bồi thường

TTVTT và quy định các điều luật để thể chếnó có ý nghĩa vô cùng quan trọng được thể hiện qua các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường TTVTT có ý nghĩa trong việc bù đắp lại một phần thiệt hại.

Sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín là vốn quý của con người.

Khi con người bị một chủ thể xâm phạm đến quyền trên thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền, gọi là bồi thường thiệt hại về vật chất để khắc phục hậu quảcho người bị thiệt hại như: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, thu nhập thực tế bị giảm sút, chi phí hợp lý cho việc mai táng… Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở

việc bồi thường thiệt hại về vật chất mà người bị thiệt hại còn bị sa sút về mặt tinh 26Võ Phan Thị Ngọc Lan (2017), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 26.

20

thần. Ví dụ, một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm chắc chắn sau khi thiệt hại xảy ra người bị thiệt hại sẽ cảm thấy tự ti, e rè trước đám đông. Thiệt hại xảy ra sẽ tác động đến tinh thần của người bị thiệt hại làm cho người bị thiệt hại lúc nào cũng

sẽ ở trong trạng thái lo sợ người khác chê bai, đàm tiếu về bản thân. Từ đó, khiến cuộc sống trở nên xáo trộn, gặp nhiều khó khăn hơn lúc trước. Do đó, việc quy định trách nhiệm bồi thường TTVTT là vô cùng hợp lý. Mặc dù, TTVTT là không thể khôi phục lại tình trạng như ban đầu nhưng việc quy định trách nhiệm bồi thường một phần nào cũng sẽ khắc phục được những tổn thất đã xảy ra và giúp cho người bị thiệt hại cảm thấy được bù đắp một phần nào thiệt hại mà họ gánh chịu.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường TTVTT bảo vệ tối đa quyền lợi cho người bị

thiệt hại.

Theo khoản 2 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”. Không chỉ được bồi thường vật chất mà người bị thiệt hại còn có quyền được bồi thường về mặt tinh thần. Bởi lẽ, tinh thần là yếu tố chi phối cuộc sống của con người, tinh thần có thoải mái, có vui tươi thì con người mới tồn tại một cách tích cực trong cuộc sống làm cho chất lượng cuộc sống trở nên tốt hơn. Một người

khi đạt được tinh thần thoải mái thì năng suất công việc mới đạt hiệu quả tuyệt đối và

ngược lại. Tuy nhiên, tinh thần là một phạm trù khó xác định, nhưng không thể vì

khó định mà chúng ta lại bỏ qua và không xem xét đến yếu tố này. Việc quy định trách nhiệm BTTH đã cho thấy được sự quan tâm của nhà nước trong việc tạo mọi

điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại. Bên cạnh bồi thường vật chất, thì người bị thiệt hại cũng sẽđược nhận một khoản tiền tương ứng với mức độ

TTVTT mà họ phải chịu đựng. Đó là quyền lợi mà người bị thiệt hại phải được nhận.

Thứ ba, trách nhiệm bồi thường TTVTT góp phần giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Ngoài chức năng là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, pháp luật còn là

thước đo hành vi xã hội của con người và là công cụđể chúng ta kiểm nghiệm nhận thức, điều chỉnh xã hội.

Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp

21

người khác đều sẽ bị pháp luật trừng trị. Chính vì lẽđó mà chếtài BTTH đã ra đời để

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo trật tự xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật. Một người khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể, mồ mả bên cạnh khoản tiền bồi thường thiệt hại về vật chất, còn phải bồi thường một khoản tiền đểbù đắp về mặt tinh thần. Với việc

quy định người gây ra thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền đểbù đắp về mặt tinh thần đã một phần nào tác động vào tâm lý và kinh tế của chính người gây ra thiệt hại. Họ sẽ nhận thức được do hành vi trái pháp luật của mình xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà phải bỏ ra một khoản tiền đáng kể để bù đắp thiệt hại. Ngoài ra, những người xung quanh khi nhìn vào bản án cũng sẽ thấy được hành vi trái pháp luật nếu thực hiện sẽ phải chịu hậu quảnhư thếnào. Do đó, sẽtác động mạnh mẽđến ý thức tuân thủ pháp luật của mọi người. Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Từ đó, giúp cho xã hội trởnên văn minh và tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)