0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Lỗi không là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 32 -37 )

Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường, nghĩa

vụ bồi thường được xem xét dựa trên hành vi xâm phạm của người gây ra thiệt hại. Tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”. Có thể thấy BLDS năm 2015 đã loại bỏ yếu tố “lỗi” trong căn cứxác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy lỗi không còn là căn

cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nhưng lỗi lại đóng một vai trò quan trọng trong việc xem xét mức độ thiệt hại được bồi thường bao nhiêu cho phù hợp.

Vậy lỗi là gì? Hiểu theo góc độ tâm lý học thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của

con người, là yếu tố nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và chi phối trực tiếp hành vi của con người. Theo góc độ luật học tại Điều 356 BLDS năm 2015 thì lỗi trong trách nhiệm dân sựđược quy định: “Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi

cố ý, lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trường hợp một người nhân thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

Trong một thiệt hại dân sựthông thường bao giờcũng gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trên thực tế, chủ thểcó hành vi tác động, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín… của người khác phải thực hiện trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp một thiệt hại dân sự có thể phát sinh từ sựtác động của cả

hai bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Do vậy, mỗi bên đều có “lỗi”

của mình và trường hợp này thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm với phần lỗi tương ứng do mình gây ra. Có thể thấy rằng khái niệm được quy định trong BLDS năm

2015 có sựthay đổi khi thay thế“người bị thiệt hại” thành “bên bị thiệt hại” tại khoản

2 Điều 584, khoản 3, khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015. Với sựthay đổi này thì bên bị thiệt hại bao gồm cả cá nhân và pháp nhân bị thiệt hại. Trách nhiệm lỗi của bên bị

27

thiệt hại sẽ chia làm hai trường hợp: bên bị thiệt hại có lỗi một phần và bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. Theo khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”.

Như vậy khi có thiệt hại xảy ra mà có yếu tố lỗi của bên bị thiệt hại thì bên bị

thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm tương đương với phần lỗi của mình và bên gây thiệt hại sẽ chịu trách nhiệm BTTH tương ứng với phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Lúc này, việc đánh giá mức độ lỗi của mỗi bên là quan trọng, bởi lẽ, bên bị thiệt hại

cũng có lỗi và chính yếu tố lỗi đó là chất xúc tác cho hành vi trái pháp luật gây ra. Do vậy, họ phải tự bồi thường cho mình tương ứng với mức độ lỗi đó.

Trường hợp bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi thì họ sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm cho phần lỗi của mình và không được hưởng bất cứ sự bồi thường nào từ bên gây ra thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Bởi lẽ, nếu không có lỗi từ bên bị thiệt hại thì sẽ không có hành vi trái pháp luật gây ra bởi người gây thiệt hại. Do đó, bên bị thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lỗi của mình.

Mặc dù, lỗi không còn là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

nhưng nó vẫn có ý nghĩa trong việc xem xét mức độ bồi thường thiệt hại. Theo quy

định tại khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”. Pháp luật dân sự luôn tôn trọng và dành sựưu tiên cho sự thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không trái với quy

định của pháp luật. Mức độ bồi thường có thể được giảm nếu có sự thỏa thuận tự

nguyện của hai bên hoặc có thể giảm mức bồi thường theo quy định của BLDS năm

2015. Theo khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015 thì đểđược giảm mức bồi thường thì phải thỏa mãn hai điều kiện. Thứ nhất, là nếu không có lỗi hoặc lỗi vô ý. Thứ hai, là thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp trên thực tiễn và vừa cho thấy được sự có tình, có lý của nhà làm luật. Thiệt hại gây ra là ngoài mong muốn của họ, chẳng hạn như thú cưng của họ gây ra thiệt hại. Thực tếlà người gây ra thiệt hại không mong muốn hậu quả xảy ra nên việc họ được yêu cầu giảm mức bồi thường là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, điều kiện kinh tế

28

sống của họ trở nên khốn đốn thì bên bị thiệt hại cũng chưa chắc sẽ nhận được khoản bồi thường toàn bộ và kịp thời được. Chính vì thế, việc giảm bớt mức bồi thường theo khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015 là vô cùng hợp lý, phù hợp với điều kiện và tình hình chung của xã hội.

Yếu tố lỗi không chỉxác định mức bộ bồi thường cho cá nhân và pháp nhân mà

nó còn có ý nghĩa trong việc xác định Nhà nước có bồi thường cho bên bị thiệt hại hay không? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 LTNBTCNN năm 2017 quy định: “Nhà nước sẽ không bồi thường thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị

thiệt hại”. Bên cạnh đó, đã có sự khác biệt với LTNBTCNN năm 2009 và LTNBTCNN hiện hành về việc bồi thường khi người bị thiệt hại có lỗi, LTNBTCNN

năm 2009 chỉ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 “Nhà nước không bồi thường khi

người bị thiệt hại có lỗi và không phân biệt mức độ lỗi của người bị thiệt hại”. Ngược

lại LTNBTCNN năm 2017 khoản 5 Điều 4 quy định: “Trường hợp người bị thiệt hại

có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại”. Với quy

định này, LTNBTCNN năm 2017 đã đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi cho các bên. Nếu người bị thiệt hại có một phần lỗi thì Nhà nước sẽ không bồi thường cho phần lỗi đó, phần còn lại vẫn thuộc trách nhiệm của nhà nước.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người thi hành công vụ gây ra nên sau khi Nhà nước bồi thường cho người bị thiệt hại thì vấn đề hoàn trả tiền bồi thường được đặt ra32. Mặc dù BLDS năm 2015 có quy

định: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của

người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” nhưng lại dẫn chiếu đến LTNBTCNN. Vì thế, cần phân tích rõ hơn LTNBTCNN năm 2017 đểlàm rõ hơn yếu tố lỗi trong trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ. Theo điểm c khoản 2 Điều 14 LTNBTCNN năm 2017 quy định

nghĩa vụ của người thi hành công vụ: “Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản

tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan

trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại”. Theo Điều 64 LTNBTCNN

năm 2017 quy định: “1. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn

32ĐỗVăn Đại và Nguyễn Trương Tín (2018), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 415.

29

trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường”. Theo đó, chỉ cần người thi hành công vụ có lỗi là có

nghĩa vụ hoàn trả chứ không phân biệt là lỗi cố ý hay vô ý. Việc phân biệt yếu tố lỗi chỉ có ý nghĩa khi xác định mức hoàn trả tại khoản 2 Điều 65 LTNBTCNN năm

201733.

Như vậy, có thể thấy lỗi không còn là căn cứđểxác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự. Tuy nhiên lỗi luôn gắn liền và không thể thiếu

khi xác định chủ thể thực hiện hành vi, xác định mức BTTH, xác định nghĩa vụ hoàn trả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

332. Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trảđược xác định như sau: a) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;

b) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trảnhưng tối đa là 50%

số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;

c) Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trảnhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;

d) Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu những vấn đềcơ bản của trách nhiệm BTTH TTVTT trong

chương 1, khóa luận cũng đã trình bày làm rõ các vấn đề lý luận chung về bồi thường TTVTT. Khóa luận đã giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về sự hình thành và xuất hiện của thuật ngữ“tổn thất về tinh thần”, khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm BTTH TTVTT. Có thểnói, TTVTT mang đến những đau buồn khó có thể phai mờ cho người bị xâm phạm và cảngười thân của họ. TTVTT là một phạm trù khó

xác định bởi tổn thất tinh thần là thiệt hại phi vật chất rất khó cân đo, đong đếm. Việc bồi thường TTVTT không thể nào khôi phục lại tình trạng ban đầu nhưng nó giúp

xoa dịu một phần nào nỗi đau cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, việc bồi thường TTVTT còn giúp giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng.

Ngoài ra, trong chương này khóa luận cũng đi sâu phân tích, làm rõ các căn cứ

phát sinh trách nhiệm bồi thường TTVTT là: có thiệt hại xảy ra trên thực tế, hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra trên thực tế và làm rõ yếu tố lỗi không là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Qua đó, giúp người đọc hình dung rõ ràng và cụ thể hơn các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH TTVTT trên thực tế.

31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TINH THẦN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Thực tế cho thấy, trong đời sống thường nhật, thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và tổ chức được diễn ra hết sức phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những tổn thất mà tinh thần mang lại không hề thua kém so với thiệt hại vật chất. Bởi lẽ, tinh thần là yếu tố nội tâm bên trong của con người, một khi con người có tâm trạng, tinh thần thoải mái thì mới hoạt động mới hết năng suất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đôi khi TTVTT còn có hậu quả nghiêm trọng hơn thiệt hại về vật chất. Khi tinh thần không thoải mái thì sẽ kéo theo những hệ lụy không đáng có cho con người về sau.

Chính vì điều đó mà đa số hệ thống pháp luật các nước trên thế giới đều thừa nhận chếđịnh bồi thường TTVTT và pháp luật Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để tìm hiểu cụ thể và sâu sắc hơn quy định bồi thường TTVTT theo pháp luật dân sự Việt Nam.

Trong chương 2, khóa luận sẽđi phân tích các quy định của pháp luật vềcác trường hợp được bồi thường TTVTT khi tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cũng như đưa ra một số kiến nghịđể bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 32 -37 )

×