Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 48 - 56)

BLDS năm 2015 là thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ngoài ra, giải pháp hiện nay là cần ban hành án lệtheo hướng người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại về sức khỏe được quyền yêu cầu bồi thường

TTVTT. Quy định án lệ vềtrường hợp này sẽ giúp công việc xét xử trở nên thuận tiện hơn cho các Thẩm phán, tránh trường hợp mâu thuẫn về quan điểm trong quá trình xét xửtrước khi Bộ luật Dân sự có sựthay đổi, bổ sung cũng như bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người dân.

2.3. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm phạm

Tính mạng là mạng sống, là quyền nhân thân quan trọng bậc nhất của con

người. Quyền sống không chỉ là quyền chính trị mà còn là quyền dân sựcơ bản của công dân. Quyền sống của con người là quyền thiêng liêng nhất. Không ai được phép

tước đoạt quyền này của con người, trừtrường hợp thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhưng cũng phải tuân theo một trình tự luật định chặt chẽ. Hành vi xâm phạm tính mạng của người khác là hành vi nguy hiểm nhất trong các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân. Hiến pháp và pháp luật đều ghi nhận và bảo vệ quyền năng này của mỗi cá nhân. Hành vi xâm phạm đến tính mạng của con người là hành vi nguy hiểm

ở mức độ cao nhất trong các hành vi xâm phạm quyền nhân thân do luật dân sựđiều chỉnh. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng đều mang lại hậu quả xấu cho người bị thiệt hại, cho những người thân của người bị thiệt hại, cho cộng đồng và xã hội nên phải bị trừng trị nghiêm khắc. Dưới góc độ luật dân sự, người có hành vi xâm phạm tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí cứu chữa

trước khi chết, mai táng... và một khoản tiền bù đắp TTVTT cho những người thân thích của người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường TTVTT do xâm phạm tính mạng

được quy định tại khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi

thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận

43

được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định”.

Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm bên cạnh việc bồi thường thiệt hại vật chất phải chịu trách nhiệm bồi thường TTVTT cho những người thân thích của người bị thiệt hại, không phân biệt đó là lỗi cố ý hay vô ý. Bởi vì, hành vi xâm phạm tính mạng của người khác cũng là hành vi

dẫn tới mức độđau thương, buồn phiền nhất, gây TTVTT cho những người thân thích

ở mức độ cao nhất. Theo khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015 thì những người được

hưởng khoản tiền bồi thường TTVTT khi người thân thích bị xâm phạm về tính mạng là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại nếu không có những

người này thì mà bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng

người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Vậy người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm những ai? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “Vợ, chồng,

cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi” của người bị thiệt hại về tính mạng. Những người trong hàng thừa kế thứ nhất xét trong mối quan hệ với người bị

gây thiệt hại về tính mạng đều là những người có một hoặc hại mối quan hệ pháp lý với người bị thiệt hại về tính mạng khi còn sống. Quan hệ vợ chồng là quan hệ hôn nhân, quan hệnuôi dưỡng, giám hộđương nhiên của nhau khi một bên mất trí, quan hệ giữa cha mẹ và các con là quan hệ huyết thống và quan hệnuôi dưỡng. Như vậy,

khi người bị gây thiệt hại về tính mạng, những người thân thích tại hàng thừa kế thứ

nhất của người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT là hoàn toàn hợp lý53. Một câu hỏi được đặt ra, nếu như trong trường hợp người bị thiệt hại không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì ai sẽ là người được hưởng khoản tiền bồi thường TTVTT? Trong trường hợp không có người thuôc hàng thừa kế thứ nhất

thì người được nhận khoản tiền bù đắp TTVTT là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Việc quy định

người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng

người bị thiệt hại được nhận khoản tiền này là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, hai người này

là người người gắn bó, gần gũi, thân thiết với người bị thiệt hại. Việc người bị thiệt hại bị xâm phạm đến tính mạng sẽ dẫn đến sựđau buồn cho chính bản thân họ, nên

53 Phùng Trung Tập (2017), Luật dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng) - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Công an nhân dân, tr. 138 – 139.

44

việc quy định họđược hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT là phù hợp. Tuy nhiên, khi

xác định người được hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT cần phải chú ý một sốđiểm

sau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 591 BLDS năm2015 người được bồi thường là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, không phải người nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất cũng được bồi thường. Bởi lẽ, theo Bộ luật dân sự quy định người được bồi thường phải là “người thân thích” thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Có thể thấy, Bộ

luật dân sự đã kết hợp hai tiêu chí là “hàng thừa kế thứ nhất” và “thân thích”54. Bộ

luật dân sự kết hợp hai tiêu chí này là hoàn toàn hợp lý. Có nhiều trường hợp trên thực tế mặc dù là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng khi người bị thiệt hại bị

xâm phạm tính mạng họ lại chẳng tỏra đau buồn hay tổn thương mà cuộc sống của họ vẫn diễn ra bình thường. Tiêu chí hàng thừa kếđược xác định theo điểm a khoản

1 Điều 651 BLDS năm2015, còn tiêu chí thân thích thì chúng ta nên xác định căn cứ

vào mối quan hệ tình cảm giữa người bị thiệt hại và người liên quan55. Theo Điều 3

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân,

nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”. Người thân thích ở đây phải cần thỏa mãn yếu tố mối quan hệ tình cảm. Khi chứng kiến người thân của mình bị xâm phạm đến tính mạng thì chính bản thân họ

phải cảm thấy đau buồn, tổn thương ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp cha mẹ chết nhưng những người con không cảm thấy đau

buồn mà ngược lại họ cảm thấy vui vì được hưởng thừa kế tài sản. Như vậy, nếu như

một người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng không có mối quan hệ thân thích với nạn nhân thì sẽkhông được hưởng bồi thường TTVTT. Trong trường hợp không có những người vừa nêu, người được nhận khoản tiền bù đắp TTVTT là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại56.

Đối với mức bồi thường khi tính mạng bị xâm phạm, BLDS năm 2015 đã có

những sự thay đổi đáng kể so với BLDS 2005. Thứ nhất, BLDS năm 2015 đã quy

định cụ thể mức bồi thường TTVTT là cho “một” người bị thiệt hại. Điều này đã

mang lại tính thống nhất, rõ ràng cho việc xác định khoản tiền được bồi thường so với BLDS năm2005 trong trường hợp có nhiều người thân cùng bị xâm phạm về tính

54ĐỗVăn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 547.

55ĐỗVăn Đại, tlđd (53), tr. 547. 56ĐỗVăn Đại, tlđd (53), tr. 547 - 548.

45

mạng. Thứ hai, BLDS năm 2015 vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về mức bồi

thường thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính

mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

So với BLDS năm 2005 BLDS 2015 đã nâng mức bồi thương từ “sáu mươi tháng

lương tối thiểu” (khoản 2 Điều 610 BLDS năm 2005) lên thành “một trăm lần mức

lương cơ sở” (khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015). Sự điều chỉnh của BLDS 2015 về nâng mức bồi thường thiệt hại là phù hợp với điều kiện thực tế. Bởi vì, tính mạng của con người là vốn quý nhất. Không có khoản tiền nào có thểbù đắp được sự mất

mát đó. Việc nâng mức bồi thường một phần nào giúp những người thân của người bị thiệt hại sẽ cảm thấy được giảm bớt một phần đau buồn và khoản tiền đó cũng sẽ

giúp họ giảm bớt gánh nặng, trang trải cho cuộc sống trong trường hợp người thân của họ là trụ cột kinh tếchính trong gia đình.

Bên cạnh BLDS năm 2015, LTNBTCNN năm 2017 cũng quy định mức bồi

thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm. Cụ thể tại khoản 4 Điều 27 LTNBTCNN

năm2017 quy định: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết

được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này”. So với LTNBTCNN năm 2009 thì LTNBTCNN năm 2017 đã thay đổi cụm từ “tháng lương cơ sở” thành “tháng lương tối thiểu”. Sự thay đổi này tạo ra sựtương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thích so với BLDS năm 2015. Ngoài ra, khoản 4 Điều 27 LTNBTCNN năm 2017 đã quy định cụ thểhơn đối với trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi

thường thiệt hại về tinh thần khác. Đây là quy định được Luật bổ sung một phần nội

dung, theo đó, trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì sẽ chỉ áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 27 để bồi thường một khoản chung cho thiệt hại về tinh thần là 360

tháng lương cơ sở mà không áp dụng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 27 của LTNBTCNN để tính mức bồi thường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc

đánh giá mức độ TTVTT của những người thân thích là rất khó khăn, việc xác định này chủ yếu là suy đoán, vì trong thực tế không một trường hợp nào giống trường hợp nào. Vì vậy, khi xác định trách nhiệm bồi thường TTVTT trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm, những người làm công tác áp dụng pháp luật cần căn cứ vào từng

trường hợp cụ thểđểxác định chính xác.

Theo khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015, người được hưởng khoản tiền bồi

thường khi tính mạng bị xâm phạm chính là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người

46

bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại

được hưởng khoản tiền này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi một người bị xâm phạm

đến tính mạng không chỉcó người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất đau buồn, mà những người thân thích khác khi chứng kiến người thân của mình bị xâm phạm

đến tính mạng cũng trởnên đau khổ và TTVTT. Vậy nên chăng, các nhà làm luật nên

quy định thêm trường hợp người thân thích của người bị xâm phạm đến tính mạng

được yêu cầu bồi thường TTVTT hay không?

Một hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới như Pháp thì từ rất lâu Tòa án

đã cho phép anh, chị em của nạn nhân hay ông, bà của nạn nhân được bồi thường

TTVTT. Tòa án Pháp theo hướng cho phép anh, chị em của nạn nhân được bồi thường TTVTT: Eric bị chết sau tai nạn và các anh chị em gái của Eric đã yêu cầu được bồi

thường TTVTT. Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận bồi thường nhưng Tòa phúc thẩm đã

sửa án theo hướng không chấp nhận yêu cầu của anh, chị em Eric. Cuối cùng, Tòa

giám đốc thẩm đã hủy án phúc thẩm theo hướng quyền yêu cầu bồi thường TTVTT của anh, chị em Eric không bị loại bỏ57.

Pháp luật Mỹcũng cho phép trường hợp người chứng kiến cái chết của người

thân sau đó trởnên đau buồn, được quyền yêu cầu bồi thường TTVTT. Theo Đạo luật tai nạn người chết năm 1976 thì các yêu cầu bồi thường có thểđược đưa ra bởi những

người thi hành hoặc quản lý di sản của người chết. Tuy nhiên, nếu họ không yêu cầu bồi thường trong vòng sáu tháng kể từ ngày chết, hoặc nếu không có người thi hành hoặc quản lý, thì bất kỳ (hoặc tất cả) những người phụ thuộc tài chính của người đã

chết có thể yêu cầu bồi thường. Những người phụ thuộc đó có thể bao gồm vợ / chồng,

người chung sống ít nhất hai năm, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, chú hoặc dì của người đã chết58.

Có hai cách để đủđiều kiện yêu cầu bồi thường về tình trạng đau khổ về tinh thần. Đầu tiên, bạn có thể là nạn nhân của một tai nạn thương tích cá nhân. Khi bạn bị tổn thương về thể chất vì một tai nạn, gần như chắc chắn rằng bạn có một số

TTVTT liên quan đến tai nạn và bạn có đủ điều kiện để yêu cầu bồi thường về tình trạng đau khổ khi là người chứng kiến một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Người

57ĐỗVăn Đại, Nguyễn Trương Tín, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Lý luận, thực tiễn và hướng sửa đổi BLDS, Tọa đàm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do Nhà pháp luật Việt –

Pháp tổ chức ngày 6-7/12/2011 tại 87 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, tr. 18. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58Đạo luật tai nạn người chết năm 1976 (xem tại: https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1976/30) (truy cập lần cuối ngày 20/5/2021).

47

làm chứng phải là người thân của nạn nhân bịthương59. Tòa án Tối cao California đã

mở rộng phân tích "vùng nguy hiểm" và bắt đầu cho phép phục hồi đối với tình trạng

đau khổ về tinh thần khi có ba điều kiện: (1) “nguyên đơn ở gần hiện trường vụ tai nạn”; (2) “cú sốc tinh thần là kết quả của cảm giác và quan sát đồng thời về vụ tai nạn"; và (3) “nguyên đơn và nạn nhân có quan hệ mật thiết với nhau”60. Trong vụ

Dillon v. Legg, 68 Cal.2d 728 bị đơn đã lái ô tô của mình theo hướng về phía nam

trên Đường Bluegrass gần giao lộ với Clover Lane ở Sacramento, và vào thời điểm

đó đã va chạm vào Erin Lee Dillon khiến Erin tửvong. Sau đó mẹ và chị gái của Erin

đã yêu cầu được bồi thường TTVTT khi chứng kiến Erin tử vong làm xáo trộn cảm xúc khiến mẹ và chịgái đau đớn và đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... Tòa án đã chấp nhận yêu cầu cho việc bồi thường TTVTT cho mẹ và chị gái của Erin.

Có thể thấy rằng pháp luật các nước đã thừa nhận không chỉ người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất “vợ chồng, cha mẹ, con” của người bị thiệt hại được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà ngay cả những người chứng kiến người thân của mình chết thì vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định như vậy là vô cùng hợp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 48 - 56)