Hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 29 - 30)

Hành vi gây thiệt hại phải được xem là hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên không phải hành vi gây thiệt hại nào cũng phát sinh

trách nhiệm BTTH. Vậy thếnào được xem là hành vi trái pháp luật? Hành vi trái pháp luật tiếng Anh là “illegal behavior”. Trái pháp luật là việc thực hiện ngược lại với

quy định của pháp luật được nhà nước đặt ra đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật”. Một hành vi được xem là trái pháp luật thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, hành vi gây ra thiệt hại phải trái pháp luật.

Trước khi BLDS được ban hành thì Thông tư số 173-TANDTC29 thừa nhận:

“Hành vi trái pháp luật có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt của xã hội”. Như vậy, trước đó hành vi trái pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng, không phải là hành vi vi phạm pháp luật nói chung mà còn vi phạm đến đường lối, chính sách của Đảng hoặc quy tắc sinh hoạt xã hội. Khi Bộ luật Dân sựđược ban hành theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP thì tính trái pháp luật được định nghĩa là “trái với quy định của pháp luật”. Vì vậy nếu có hành vi gây thiệt hại nhưng không trái với quy định của pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Bên cạnh đó BLDS năm 2015 còn dự trù một sốtrường hợp mặc dù có hành vi trái pháp luật theo quy định của pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo khoản 2 Điều 584 BLDS

năm 2015 quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong

trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm phạm thi thể, mồ mả là hành vi trái pháp luật gây ra hậu quả xấu cả về vật chất và tổn thương

24

tinh thần cho cảngười bị thiệt hại và người thân thích của người bị thiệt hại. Ví dụ: hành vi xúc phạm nhân phẩm của một cô gái sẽ làm cho cô tự ti, mặc cảm với xã hội. Bên cạnh đó gia đình của cô cũng cảm thấy xấu hổ với hàng xóm xung quanh…

Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi phải có đầy đủnăng lực hành vi dân sự. Tức là chủ thể phải nhận thức được hành vi mình gây ra là đúng hay trái pháp

luật. Không có hành vi gây thiệt hại nào xảy ra mà không được ý thức kiểm soát hay

không được ý chí của chủ thểđiều khiển30. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của hành vi có thểở dạng hành động hoặc không hành động. Pháp luật chỉ điều chỉnh những

hành vi đã được bộc lộ ra bên ngoài mà không điều chỉnh các hành vi còn trong ý

tưởng của chủ thể. Việc xác định thiệt hại ở dạng không hành động là vô cùng khó

khăn bởi lẽ không hành động gây ra thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắc buộc phải làm mặc dù có điều kiện làm việc đó. BTTH TTVTT là hành vi xâm phạm không tác

động trực tiếp đến tinh thần con người mà thông qua hành vi trái pháp luật đó tác động mạnh mẽlàm cho người thiệt hại, người thân thích của người thiệt hại tổn thất về tinh thần, đau đớn, suy sụp…

Như vậy, hành vi trái pháp luật là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH TTVTT. Hành vi đó phải là hành vi trái pháp luật và được chủ thể thực hiện hành vi phải có đầy đủnăng lực hành vi dân sự. Cần lưu ý khi áp dụng pháp luật phải xem xét một cách khách quan, toàn diện đặt hành vi trái pháp luật đó trong hoàn

cảnh, không gian cụ thể.

1.2.3. Tn ti mi quan h nhân qu gia hành vi trái pháp lut của người gây thit hi vi thit hi xy ra trên thc tế

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)