Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi các quyền, lợi ích hợp pháp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 60 - 108)

hợp pháp khác bị xâm phạm

Pháp luật dân sự không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người bị thiệt hại mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác nếu như quyền và lợi ích đó bị xâm phạm. Khi quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm thì hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp TTVTT giống như khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Bản án số 162/2020/DS-PT ngày 25/9/2020 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

về việc tranh chấp lối đi công cộng. Bị đơn là ông B xây dựng 02 cái cổng chắn ngang lối đi làm nguyên đơn là công Đ rất bức súc, phải suy nghĩ mất ăn, mất ngủ dẫn đến sức khỏe bị sa sút và phải đi khởi kiện nhiều nơi nên yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt

hại TTVTT cho nguyên đơn số tiền 193.700.000 đồng. Tòa án xét xử, buộc ông B

tháo dở 02 cái cổng chắn ngang lối đi ảnh hưởng đến tinh thần của nguyên đơn và bồi thường số tiền 149.000.000 đồng cho ông Đ.

Bản án số 220/2014/HSST ngày 26/12/2004 Tòa án nhân dân Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh xét xử bị cáo Là Thủy về tội “Chiếm đoạt trẻ em” quy định tại khoản 1 Điều 120 BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Về trách nhiệm dân sự: Gia đình bị cao đã tự nguyện bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT, sức khỏe cho cháu Hiếu là 20 triệu đồng. Bị cáo và anh Em đã tự nguyện tiếp tục bồi thường cho cháu Hiếu số tiền 10 triệu đồng và người đại diện hợp pháp của bé Hiếu (chị Thảo, bà Dung) cũng đồng ý số tiền này73.

Trong hai bản án trên, chúng ta có thể thấy vấn đề bồi thường TTVTT trong hai bản án trên chưa được pháp luật quy định một cách cụ thể. Trong bản án số

162/2020/DS-PT Tòa án đã khẳng định hành vi của ông B đã gây cản trở việc đi lại

55

của người dân, còn trong bản án số 220/2014/HSST Tòa án đã khẳng định hành vi của Thủy xâm phạm đến quyền tự do về thân thể, quyền được bảo vệ chăm sóc, nuôi

dưỡng của trẻ em. Đối tượngxâm phạm của hai bản án trên không phổ biến bằng đối

tượng xâm phạm như tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín…nên có thể

kết luận rằng có việc xâm phạm tới “quyền, lợi ích hợp pháp khác”. Theo khoản 1

Điều 584 BLDS 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhâm phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có quy định liên quan”. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật dân sự chưa có một quy định cụ thể nào về trường hợp quyền và lợi ích khác bị xâm phạm sẽ được bồi thường TTVTT như thế nào. Do đó, các thẩm phán khá khó khăn trong việc phải áp dụng pháp luật ra sao để cho hợp lý, hợp tình. Theo tác giả, trong trường hợp chưa có quy định cụ thể về trường

hợp này, chúng ta nên áp dụng theo nguyên tắc BTTH đó là thiệt hại phải được bồi

thường toàn bộ và kịp thời (khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015). Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên xem xét về việc xây dựng một quy định chung xác định thiệt hại tinh thần

giống như cách làmcủa Bộ nguyên tắc Châu Âu74. Việc xây dựng một quy định chung

cần một khoản thời gian dài và đầu tư lớn từ các nhà làm luật.

56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, khóa luận đã trình bày làm sáng tỏ các vấn đề sau:

Thứ nhất, khóa luận đi phân tích cụ thểcác trường hợp được bồi thường TTVTT

là trường hợp: sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thứ hai, khóa luận đã dẫn chiếu các bản án, các án lệ của Việt Nam cũng như

bản án, án lệ nước ngoài để đối chiếu, so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tóm lại, Chương 2 khóa luận đã đi vào phân tích các trường hợp được bồi thường TTVTT một cách rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, khóa luận chỉ ra một số bất cập thông qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự.

57

KẾT LUẬN

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chếđịnh đã ra đời, xuất hiện từ rất lâu. Bản chất của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vốn dĩ rất khó và phức tạp. Hiện nay, trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần được xem là một dạng của trách nhiệm dân sự không chỉđược pháp luật Việt Nam quy định mà hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận loại trách nhiệm này. Có thể thấy, yếu tố về tinh thần ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Khác với thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần rất khó xác định bởi tinh thần là yếu tố nội tâm của con người, là thiệt hại phi vật chất nên khi xác định mức độ thiệt hại chỉ có thểđịnh lượng một cách khái quát chứ không thểcân đo, đong đếm một cách chính xác được. Chính vì

điều đó, cùng với những nội dung đã được trình bày trong phần tính cấp thiết của đề

tài khóa luận:“Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo

pháp luật dân sự Việt Nam” đã ra đời với mong muốn giúp người đọc có cái nhìn

tổng quan và cụ thể hơn về trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong pháp luật dân sự.

Khi thực hiện đề tài, tác giảđã bám sát vào mục tiêu nghiên cứu, chú trọng vào

đối tượng nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu nên các vấn

đề mà khóa luận đặt ra được phân tích một cách cụ thể. Ngoài ra, tác giả còn tìm kiếm

quy định Việt Nam về chếđịnh bồi thường tổn thất về tinh thần qua các thời kì, tham khảo thực tiễn pháp luật và một số án lệnước ngoài để so sánh cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Sau một thời gian nghiên cứu, khóa luận đã được hoàn thành và đạt được một số mục đích đặt ra sau đây:

Thứ nhất, khóa luận đã trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần qua các thời kì. Khóa luận cũng làm rõ được khái niện tổn thất về tinh thần cũng như trình bày một sốđặc điểm của tổn thất về tinh thần và ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần.

Thứ hai, khóa luận đã đưa ra được các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi

thường tổn thất về tinh thần là có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân và giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trên thực tế. Ngoài ra, khóa luận còn phân tích trường hợp yếu tố“lỗi” không là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần.

Thứ ba, khóa luận đã đi sâu phân tích các trường hợp cụ thểđược bồi thường tổn thất về tinh thần như trường hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy

58

tín bị xâm phạm. Bên cạnh đó, khóa luận còn dẫn chiếu các bản án trên thực tế, đối chiếu với pháp luật nước ngoài để so sánh và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự.

Có thể nói, việc hoàn thiện quy định về chế định bồi thườngtổn thất về tinh thần

không chỉ đơn thuần là hoàn thiện một chế định pháp lý mà hơn cả là thể hiện sự coi

trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩmcủa quốc gia đối với mỗi công

dân. Vì vậy, khóa luận được hoàn thành với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc

hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường tổn thất về tinh thần, cần sớm

có những sự thay đổi và hoàn thiện các quy định về bồi thường tổn thất về tinh thần để có tiền đề vững chắc bảo vệ và phát triểncác quyền nhân thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản pháp luật Việt Nam

1. Hiến pháp năm 1946. 2. Hiến pháp năm 1959. 3. Hiến năm năm 1980. 4. Hiến pháp năm 1992. 5. Hiến pháp năm 2013.

6. Bộ luật Dân sự 1995 (Luật số: 44-L/CTN) ngày 28/10/1995. 7. Bộ luật Dân sự 2005 (Luật số: 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005. 8. Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

9. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

10. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 (Luật số: 10/2017/QH14) ngày 20/6/2017.

11. Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật số

42/2019/QH14 ngày 14/6/2019).

12. Nghịđịnh 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủquy định mức lương cơ sởđối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang.

Văn bản pháp luật nước ngoài

13. Bộ luật Dân sự Pháp. 14. Bộ luật dân sự Nhật Bản.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

- Giáo trình, sách chuyên khảo

15. BộTư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học

Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

16. Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và

17. ĐỗVăn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật dân sự

2015, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam (xuất bản lần thứ hai), TP. Hồ Chí Minh.

18. ĐỗVăn Đại, Nguyễn Trương Tín (2018), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

19. Lê Mai Anh, (2004), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự

năm 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

21. Nguyễn Văn Hợi (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra,

Nxb. Công an nhân dân.

22. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (1995), Quốc triều hình luật, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Văn Xô (Chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh niên (tái

bản lần thứ V).

24. Trương Hồng Quang (2018), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 và những tình huống thực tế, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật.

25. Tưởng Duy Lượng (2012), Pháp luật Dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb. Chính

trị quốc gia.

26. Phùng Trung Tập (2017), Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng – Bình giải và áp dụng, Nxb. Công an nhân dân.

27. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2002), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp

luật Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân.

28. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Những quy định chung về luật dân sự, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

29. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ,

Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

30. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

31. Đỗ Văn Đại (2008), “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 16.

32. Đỗ Thanh Huyền (2004), “Bồi thường tổn thất về tinh thần”, Tạp chí Tòa án

nhân dân, Số 11.

33. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng: Lý luận, thực tiễn và hướng sửa đổi BLDS, Tọa đàm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 6-7/12/2011 tại 87 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội.

34. ĐỗVăn Đại, Lê Hà Huy Phát (2016), “Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sựnăm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7.

35. Đỗ Văn Đại, “Quyền được bồi thường thiệt hại trong Hiến pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, sốchuyên đề tháng 2/2013.

36. Lê Thị Thúy Hương, Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Một số điểm mới cơ bản của

quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015,

Kỷ yếu về Hội thảo “Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, do Khoa Luật Dân sự

trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 31/3/2016 tại trường Đại học Luật Tp. HCM.

37. Mạc Thị Chiên (2021), “Mức bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 08

38. Nguyễn Minh Oanh (2013), “Một số ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 07.

39. Nguyễn Thị Hồng Vân (2021), “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín”, Tạp chí dân chủ và pháp luật ngày 11/6.

40. Tô Quốc Kỳ (1999), “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Bộ

luật Dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10.

41. Fushihara Hirota (2015), “Bình luận và kiến nghị về thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm trong chếđịnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật số 8.

42. Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản

bị xâm phạm trong pháp luật Hoa Kỳ - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn

43. Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng,

danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc

Gia Hà Nội

44. Nguyễn ThịThơm (2011), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

45. Nguyễn Văn Huy (2010), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

46. Võ Thị Như Thương (2015), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

47. Võ Phan Thị Ngọc Lan (2017), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

theo quy định của bộ luật dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu tiếng anh

48. Mark Lunney and Ken Oliphant (2010), Tort law text and materials (Fourth

edition), Nxb. Oxford.

49. Emily Finch và Stefan Fafinski (2013), Law Express: Tort law, Nxb.

Pearson.

50. Csikszentmihalyi, M. and Rochberg-Halton, E. (1981), The Meaning of Things: Domestic Symbols and the Self, Nxb. Cambridge University Press.

Tài liệu từ Internet

51. “What is emotional distress?”, (xem tại: http://www.rotlaw.com/leagal library/what-is-emotional-distress) (truy cập lần cuối ngày 10/5/2021).

52. “How can I prove emotional distress?” (xem tại: http://www.askadamskutner.com/ personal-injury/how-can-i-prove- emotional) (truy cập lần cuối ngày 10/5/2021).

53. Đạo luật tai nạn người chết năm 1976 (xem tại:

http://www.legislation.gov.uk/ukpga/1976/30) (truy cập lần cuối ngày 10/5/2021). 54. Lê Văn Sua (2018), Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015, (xem tại: https://lsvn.vn/nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 60 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)