Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người gây

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 32)

Nguyên nhân là sựtác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật hiện tượng khác31. Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được xem là hậu quả. Về mặt nguyên tắc hành vi trái pháp luật là cái có trước, hậu quả là cái có sau. Nguyên nhân nào thì sẽ cho ra kết quảấy.

30 Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 24.

31Wikipedia, “Nguyên nhân và kết quả chủnghĩa Mác - Lênin.”, (xem tại:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_nh%C3%A2n_v%C3%A0_k%E1%BA%BFt_qu%E1%BA% A3_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin), (truy cập lần cuối ngày 12/5/2021).

25

Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì chúng ta phải loại trừ khả năng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra. Theo mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định: “Thiệt hại xảy ra phải là kết quả

tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”.

Một điểm cần chú ý khi phân tích mối quan hệ nhân quả là cần phân biệt rõ

nguyên nhân và điều kiện. Nguyên nhân chính là nguồn gốc, cái trực tiếp gây ra thiệt hại. Điều kiện là những yếu tốtác động thúc đẩy hoặc cản trở thiệt hại xảy ra. Giữa

nguyên nhân và điều kiện có sựtác động, tương tác lẫn nhau, có trường hợp hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra những cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật đó chỉlà điều kiện thúc đẩy hoặc kiềm hãm quá trình phát triển của nguyên nhân. Việc xác định này có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi

thường thuộc về ai. Một ví dụ cho thấy tầm quan trọng trong việc phân biệt giữa

nguyên nhân và điều kiện. A là một đứa trẻ ngổ nghịch và thích chạy nhảy. Trong giờ ra chơi, cháu A đang ngồi nói chuyện với bạn thì nghe được tiếng rao bán kem của chú B bán kem ởdưới cổng trường. Vì rất thích ăn kem nên cháu A đã chạy ào xuống

để mua kem. Vì chạy nhanh nên cháu đã bị té ngã và bị gãy cánh tay phải. Cháu A

được đưa đến bệnh viện, và viện phí mà bố mẹ cháu chi trả là 8.000.000 triệu đồng. Qua ví dụ trên, chú B bán kem có lỗi hay không có lỗi và hành vi rao bán kem của chú B có phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho cháu A không? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần phải trả lời được hai câu hỏi:

Một là, nếu chú B không rao bán kem thì cháu A có chạy nhanh xuống mà bị

gãy tay không?

Hai là, nếu không có việc rao bán kem của chú B tại thời điểm đó, thì cháu A

không bịngã trước thì cũng sẽ bị ngã sau không?

Hành vi của chú B không có mối quan hệ nhân quả nào với sự việc cháu A bị

ngã. Nguyên nhân cháu A bị ngã là do cháu muốn ăn kem và chạy nhanh xuống lầu mà bị ngã. Hành vi của chú B chỉlà điều kiện thúc đẩy nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra nhanh hơn mà thôi. Còn nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại là do cháu A đã

bất cẩn chạy nhanh và để ngã xuống bậc cầu thang. Nguyên nhân cháu A chạy nhanh có mối quan hệ nhân quả với hành vi bị gãy tay của cháu. Do đó, chú B không có

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho cháu A. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra cần phải được xem

26

xét một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo tính chính xác, xác định mức bồi

thường cho phù hợp với thiệt hại xảy ra.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 32)