uy tín bị xâm phạm
Danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là các quyền nhân thân cơ bản của
công dân được Hiến pháp bảo hộ. Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm2013 quy định:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Mọi hành vi xâm phạm
đến các quyền nhân thân này của cá nhân đều bị pháp luật xử lý và tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự. Dưới góc độ luật dân sự, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp TTVTT mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền nhân thân, pháp luật Việt Nam chưa đưa
ra bất kỳ khái niệm nào về vấn đề này. Tuy nhiên, từgóc độđời sống xã hội, chúng ta có thể hiểu như sau: Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị
tinh thần và đạo đức tốt đẹp; nhân phẩm là phẩm chất, giá trịcon người; uy tín là sự
tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận63. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩn và uy tín có thểđược biểu hiện ở nhiều cách thức khác nhau như tung tin đồn thất thiệt, viết đơn tố cáo vu khống hoặc chửi rủa trước mặt người khác, bịa đặt những câu chuyện không có thật... với mục đích bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của
con người hoặc pháp nhân. Thông qua các hành vi này mà người bị vu khống, bị bôi nhọ, bị giảm uy tín, mất danh dự gây ra các phiền toái cho chính bản thân họ, ảnh
hưởng đến cuộc sống và từđó gây ra các thiệt hại về tinh thần.
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị
xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm”. Từquy định trên
63Nguyễn Thị Hồng Vân (2021), “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín”, Tạp chí dân chủ và pháp luật ngày 11/6, (xem tại: https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh- phap-luat.aspx?ItemID=766) (Truy cập lần cuối ngày 12/6/2021).
51
có thể thấy chủ thể bị xâm phạm bao gồm cá nhân và tổ chức. Thiệt hại do TTVTT của cá nhân là những hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Còn thiệt hại do TTVTT của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu64. Cũng giống như hành vi xâm phạm
đến sức khỏe, tính mạng, trong mọi trường hợp người có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 “mức bồi thường thiệt
hại TTVTT do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người không quá mười lần mức lương cơ sở”. Theo Nghịđịnh 38/2019/NĐ/CP65 thì
mức lương cơ sởđược quy định là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, nếu như hai bên
không có thỏa thuận về khoản tiền bù đắp TTVTT thì mức tối đa mà chủ thể bị thiệt hại nhận được là: 10 x 1.490.000 = 14.900.000 đồng. Tuy nhiên, theo tác giả việc quy
định mức bồi thường TTVTT như vậy là còn thấp và chưa thực sự phù hợp.
Thứ nhất, xét trường hợp TTVTT đối với pháp nhân. Chúng ta không thể nào dùng chung mức độ bồi thường TTVTT cho cả cá nhân và pháp nhân được. Bởi lẽ
mức độ tổn thất của pháp nhân sẽ khác so với mức độ tổn thất của cá nhân, nên không thể nào quy định một khoản tiền bù đắp TTVTT chung cho cả hai chủ thể. Có thể
thấy rằng khi tổ chức bị TTVTT mà cụ thể là danh dự, uy tín bị xâm phạm thì rõ ràng hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn trong khi đó khoản bồi thường thiệt hại thì rất ít ỏi66. Vụ việc Thương hiệu trà - cà phê Phúc Long bị một nhóm người thuộc Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Việt Toàn - đây là nhà thầu thi công của Phúc Long tại dự án cửa hàng Vườn Đào (Hà Nội). Thời gian thực hiện dự án theo hợp
đồng từngày 24/4 đến ngày 3/6/2020. Tuy nhiên, theo Phúc Long, đến thời hạn kết thúc hợp đồng thi công, tức ngày 3/6 nhưng Công ty Việt Toàn Phát không hoàn thành công trình. Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, Công ty Việt Toàn
Phát chưa hoàn thành công việc theo hợp đồng và bàn giao công trình cho Phúc Long,
đồng thời cảhai bên đang trong quá trình thương lượng chưa đi đến thống nhất. Việc Công ty Việt Toàn Phát thông tin Phúc Long nợ tiền, không thanh toán chi phí thi
64Điểm b mục 1.1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.
65 Nghịđịnh quy định mức lương cơ sởđối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 66 Nguyễn Văn Huy, tlđd (36), tr. 19.
52
công là cố tình vu khống, bôi nhọ danh dự của Phúc Long67. Như vậy, hành vi của Công ty Việt Toàn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh của Phúc Long –Thương hiệu trà có mặt trên thị trường từnăm 1968, mà còn ảnh hưởng tâm lí của khách hàng, đối tác và cộng sự của Phúc Long. Nếu xét theo khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 thì số tiền mà Phúc Long có thểđược hưởng bồi thường tối đa là 14.900.000 đồng. Liệu số tiền 14.900.000 đồng có thực sự phù hợp và bù đắp được những thiệt hại mà Phúc Long đã gánh chịu? Đây là một vấn đề
rất đáng được cân nhắc và xem xét khi thiệt hại mà pháp nhân gánh chịu còn lớn hơn
số tiền đã được pháp luật quy định. Có ý kiến cho rằng, với quy định như vậy thì chúng ta có thể có nhiều cách hiểu: hoặc là các nhà lập pháp đã đánh đồng TTVTT giữa cá nhân và tổ chức hoặc là các nhà lập pháp đã quên điều chỉnh đối với tổ chức68.
Chính vì điều đó, tác giả kiến nghị nên tách biệt mức bồi thường TTVTT giữa cá nhân và pháp nhân. Mức độ bồi thường TTVTT của pháp nhân phải cao hơn so với cá nhân.
Thứ hai, xét trường hợp TTVTT đối với cá nhân. Mức bồi thường TTVTT hiện nay là “mười lần mức lương cơ sở” (khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015) là còn quá thấp. Trong nhiều trường hợp không thể bảo vệđược quyền lợi của người bị thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là quá lớn. Trong một vụ việc, cháu A bị xâm hại tình dục nhưng
sức khỏe và tinh thần ổn định. Người đại diện hợp pháp của A là bà Nhơn yêu cầu bị
cáo bồi thường trinh tiết của con bà giá trị 100.000.000 đồng. Tòa án đã xét rằng: hành vi của bị cáo thực tế đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của cháu A thì phải bồi thường TTVTT theo quy định là trịgiá 10 tháng lương cơ bản69.
Bản án số 68/2017/HSPT ngày 04/08/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Bị cáo Vi Văn V phạm tội “Hiếp dâm” về trách nhiệm dân sự, Tòa sơ thẩm áp dụng khoản 2, Điều 42 BLHS, Điều 592 BLDS năm 2015. Buộc bị cáo Vi Văn V phải bồi thường cho cháu Vũ Thị T do chị Nguyễn Thị X là mẹ đẻ đại diện hợp pháp tổng số tiền là 23.600.000 đồng. Tuy nhiên, trong phiên tòa phúc thẩm, về trách nhiệm
dân sự yêu cầu bồi thường tổng cộng 150.000.000 đồng, trong đó “100.000.000 đồng
tiền tổn thất tinh thần, 50.000.000 đồng là tiền chi phí điều trị, thuê xe đi lại và thuê người trông nom bảo vệ bị hại sau khi sự việc xảy ra”. Tòa phúc thẩm cho rằng: “Tiền
67 “Phúc long lên tiếng việc bị tố không thanh toán tiền thi công cho nhà thầu”, (xem tại: https://kenh14.vn/phuc-long-len-tieng-viec-bi-to-khong-thanh-toan-tien-thi-cong-cho-nha-thau-
20200619151925692.chn) (truy cập lần cuối ngày 30/5/2021). 68ĐỗVăn Đại, tlđd (53), tr. 601.
53
tổn thất tinh thần đã áp dụng mức tối đa 10 tháng lương cơ sở cho người bị hại. Như vậy mức bồi thường dân sự 23.600.000 đồng cấp sơ thẩm áp dụng là có căn cứ, đúng
pháp luật”70.
Bản án số 13/2020/HS-ST ngày 21/07/2020 của Tòa án nhân dân huyện Thoại
Sơn tỉnh An Giang. Bịcáo Lê Văn K phạm tội “Giao cấu với người từđủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi” về trách nhiệm dân sư, Tòa sơ thẩm áp dụng Điều 592 BLDS năm 2015. Buộc bịcáo Lê Văn K phải bồi thường cho cháu Thái Kiều D do chị Huỳnh Thị P là mẹđẻđại diện hợp pháp số tiền bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
là mười lần mức lương cơ sởlà 14.900.000 đồng. Mức bồi thường dân sự 14.900.000
đồng cấp sơ thẩm áp dụng là có căn cứđúng theo BLDSnăm 2015.
Thông qua một số bản án có thể thấy được Tòa án đã áp dụng đúng pháp luật số tiền được bồi thường TTVTT không quá mười lần mức lương cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế thì mức bồi thường này thực sự là còn quá thấp và chưa thực sự phù hợp. Theo
báo thanh niên ngày 27/4/2020 có hơn 6000 trẻ em bị xâm hại tình dục trong vòng
năm năm71. Con số này thật sự đáng báo động hiện nay. Hành vi xâm hại tình dục không những gây ra những thiệt hại về sức khỏe, mà hành vi này còn xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của trẻ em, nó ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của một đứa trẻ. Không chỉ riêng về hành vi xâm hại tình dục, mà
đối với các hành vi khác khi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể
gây ra TTVTT vô cùng lớn. Vụ án cô giáo Ng. bị đánh ghen ngay trên giảng đường
ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của gia đình của cô, gây cho gia đình Ng. sự bất đồng chia rẽ, tẩy chay cô. Hơn thế, chồng cô Ng. còn viết đơn ly hôn và ép cô
ký vào, cô Ng. rơi vào khủng hoảng, hoang mang, đơn độc không giải thích được72. Có thể thấy rằng, một khi danh dư, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm thì rất khó có thể
khôi phục lại được như tình trạng ban đầu. Tuy nhiên khoản tiền được bù đắp TTVTT khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn quá thấp so với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (năm mươi lần mức lương cơ sở), thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (một trăm lần mức lương cơ sở). Từ những phân tích ở trên, tác giả kiến nghị
70 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2019), “Mức bồi thường tổn thất về tinh thần đối với trường hợp xâm hại tình dục”,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 7, tr. 36 - 41.
71 Lê Hiệp, “Hơn 6000 trẻ em bị xâm hại tình dục trong gần 5 năm”, (xem tại: https://thanhnien.vn/thoi-su/hon- 6000-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-trong-gan-5-nam-1216347.html) (truy cập lần cuối ngày 30/5/2021). 72 Thùy Dung, “Bị đánh ghen trên lớp, cô giáo đang hoản loạn tinh thần”, (xem tại: https://datviet.trithuccuocsong.vn/phap-luat/tin-tuc-phap-luat/bi-danh-ghen-tren-lop-co-giao-dang-hoang- loan-tinh-than-3294550/) (truy cập lần cuối ngày 15/6/2021).
54
nên sửa đổi khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp TTVTT mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một cá nhân có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cở sở; mức tối đa cho một pháp nhân có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.