Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 42 - 48)

tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam cần thừa nhận bồi thường trách nhiệm bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm để sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân.

Tác giả kiến nghịĐiều 589 BLDS năm 2015 nên bổsung điều khoản như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp TTVTT mà người đó gánh chịu, nếu người bị thiệt hại chứng minh được TTVTT khi tài sản bị xâm phạm là to lớn và nghiêm trọng. Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tài sản bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định”.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vấn đề của đương sự trong việc yêu cầu bồi

thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm diễn ra khá phổ biến. Điều này khiến các cơ

quan giải quyết khá khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để làm sao vừa bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho đương sự mà vừa phải đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật. Do vậy, giải pháp đặt ra trước mắt là cần có văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối tối cao, hoặc ban hành án lệ theo hướng người bị thiệt hại được bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm. Việc ban hành văn bản hướng dẫn và án lệnhư vậy là cần thiết nhằm tránh trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và sự không thống nhất vềhướng xử lý giữa các cấp Tòa án.

2.2. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm phạm

Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe thì có thểlàm được mọi việc. Vì vậy, người nào có hành vi xâm phạm trái pháp luật đến sức khỏe của người khác thì phải chịu trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật. Việc xâm phạm tới sức khỏe sẽ kéo theo hậu quả TTVTT làm đau thương, buồn phiền, lo lắng cho chính 45ĐỗVăn Đại (2013), “Quyền được bồi thường thiệt hại trong Hiến pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số chuyên đề tháng 2, tr. 15 – 20.

37

người bị hại. Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền

bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào

khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Khi người bị

xâm hại về sức khỏe, thì người đó được bồi thường ngoài các khoản chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe... còn được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT. Bồi thường là biện pháp dựa trên tiêu chí ngang giá như vật chất đổi vật chất, tài sản đổi tài sản hoặc

quy đổi thành tiền ngang giá, nhưng tinh thần lại là vô giá, không thểtính toán được. Vì vậy, suy cho cùng bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT cũng chỉ nhằm mục đích

xoa dịu nỗi đau, an ủi người bị hại chứ không thể bồi thường theo nguyên tắc toàn bộ được. Do đó, người có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác phải chịu bồi

thường một khoản tiền bù đắp TTVTT theo quy định của pháp luật. Theo Điều 590 BLDS năm 2015 quy đinh: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương có sở do Nhà nước quy định”.

Khoản 5 Điều 27 LTNBTCNN năm 2017 quy định: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở”.

So với BLDS năm 2005, khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 đã nâng mức bồi

thường khi sức khỏe bị xâm phạm: “Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm

phạm không quá năm mươi lần mức lương có sở do Nhà nước quy định”. BLDS năm

2015 đã nâng mức bồi thường từ ba mươi tháng lương tối thiểu (BLDS năm 2005)

lên năm mươi lần mức lương cơ sở (BLDS năm 2015). LTNBTCNN năm 2017 cũng

đã nâng mức bồi thường từba mươi tháng lương tối thiểu (LTNBTCNN năm 2009)

lên năm mươi tháng lương cơ sở (LTNBTCNN năm 2017). Sự thay đổi của

LTNBTCNN năm 2017 tương thích với BLDS năm 201546. Sự thay đổi này của BLDS năm 2015 và LTNBTCNN năm 2017 là hợp lý. Bởi lẽ, sức khỏe là vốn quý

46Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2018), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 281.

38

của con người, có sức khỏe tốt thì con người mới có thể hoạt động phát huy tốt khả năng của mình. Nếu như việc quy định mức độ bồi thường quá thấp thì không thể nào

bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại. Số tiền được bồi thường là năm mươi lần mức

lương cơ sở. Theo Nghị định số38/2019/NĐ-CP47 thì mức lương cơ sở là 1.490.000

đồng. Theo đó, người bị thiệt hại sẽ nhận được khoản tiền bồi thường TTVTT khi sức khỏe bị xâm phạm là: 1.490.000 x 50 = 74.500.000 đồng. Tuy nhiên, mức bồi thường hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc tạm chấp nhận được chứchưa thực sựbù đắp được những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Khi đặt trong một sốtrường hợp cụ thể thì mức bồi thường hiện nay vẫn còn khá thấp. Ví dụ, như trong trường hợp người bị thiệt hại sức khỏe tới 90% sức khỏe, người bị thiệt hại bị mất cả hai tay, hoặc trong trường hợp có một số ngành nghề cụ thể khi bị xâm phạm đến sức khỏe thì khả năng phục hồi hầu như là rất khó. Chẳng hạn như ca sĩ bị xâm phạm đến cổ

họng dẫn đến không thể đi hát được nữa, hay các vận động viên thi đấu thể thao bị

thiệt hại về sức khỏe và không thể hồi phục sức khỏe như ban đầu, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thi đấu của mình.

Thực tế xét xử cho thấy một số bản án, mức độ bồi thường TTVTT còn khá thấp so với thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Vụ việc tài xế xe Mercedes tông vào nữ tiếp viên hàng không vào ngày gây xôn xao dư luận gần đây. Cụ thể vào rạng sáng 30-1-2020 (mùng 6 tết Canh Tý), chị Nguyễn Thị Bích Hường đặt xe máy qua ứng dụng đểđi làm. Tài xế vừa chở chị rời nhà thì một chiếc ô tô Mercedes 7 chỗ

chạy ngược chiều tông trực diện. Người lái xe ôm chết vì đa chấn thương nặng. Chị Hường may mắn thoát chết nhưng bịgãy kín xương đùi, vỡ cổ cối, gãy xương cùng,

kết quả cuối cùng chịHường bịthương tật 79%. Hai ngày sau, Phong ra đầu thú sau

khi đã bỏ trốn, vứt SIM điện thoại, xóa lịch sử cuộc gọi, dặn bạn khai không biết gì

khi Cơ quan điều tralàm việc. Kết quả điều tra xác định lỗi xảy ra vụ tai nạn hoàn

toàn là do Phong. Phong không có giấy phép lái xe, lưu thông vượt quá tốc độ quy định, không làm chủ tay lái, lấn trái đường. Khi Phong lái xe gây tai nạn, cơ thể Phong có chất ma túy48. Bản án sơ thẩm xét xử buộc Phong bồi thường cho chị Hường số

tiền 1,4 tỷ đồng. Sau đó chị Hường kháng cáo bản án sơ thẩm, TAND TPHCM đã

tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồsơ vụán cho cơ quan công an quận Phú Nhuận để

47 Nghịđịnh quy định mức lương cơ sởđối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

48Vũ Phương, “Nữ tiếp viên hàng không bịMercedes tông: “1 đồng chưa có, mà nhà sang tên khi bị tạm giam”, (xem tại: https://thanhnien.vn/doi-song/nu-tiep-vien-hang-khong-bi-mercedes-tong-1-dong-chua-co-ma-nha- sang-ten-khi-tam-giam-1365696.html) (truy cập lần cuối ngày 20/5/2021).

39

điều tra lại theo thủ tục chung. Có thể thấy rằng, nếu xét theo khoản 2 Điều 590 BLDS

năm 2015 thì số tiền bồi thường TTVTT mà chị Hường nhận được tối đa là 74.500.000 đồng. Với số tiền này, liệu chăng có bù đắp được những TTVTT mà chị Hường đã gánh chịu. Thương tật 79% và sự nghiệp tiếp viên của chị đã không thể

tiếp tục được nữa. Chưa dừng lại ở đó, chịHường còn là trụ cột kinh tế chính trong

gia đình. Nỗi đau tinh thần đó không thểnào bù đắp nổi cho một cô gái trẻđang trong

những tháng ngày tươi đẹp của cuộc đời.

Bản án số 16/2020/ DSST ngày 09/12/2020 Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Con của bà Nguyễn Thị C, ông Nguyễn Duy T là cháu Nguyễn Duy L nguyên là học sinh mầm non trường tiểu thọc mầm Non Đ. Ngày ngày 25/10/2017 cháu L đi học tại trường và đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì bố cháu là ông Nguyễn

Duy T đón cháu từ trường học về nhà. Sau khi về nhà một lúc cháu L chơi với ông

thì cháu kêu đau ở ngón tay út nên ông T gặng hỏi lúc đầu cháu không nói mãi sau ông hỏi mãi thì cháu mới nói lúc chiều đi học bị cô giáo Nguyễn Thị Đ dùng thước

gỗ đánh cháu. Ngày 26/10/2017 thì gia đình đưa cháu Nguyễn Duy L đi khám và

chụp phim thì phát hiện ngón tay út cháu L bịgãy. Ông T làm đơn khởi kiện đề nghị

Tòa án buộc Trường mầm non xã Đ, cô giáo Nguyễn ThịĐ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm đối với cháu Nguyễn Duy L con của ông, là do cô giáo Nguyễn Thị Đ đánh cháu bị gãy ngón tay út (ngón 5) với số tiền bồi thường TTVTT

là 30.000.000 đồng. Bản án xét xử sơ thẩm xét sự việc cô Nguyễn Thị Đ trong giờ

dạy đã có hành vi dùng roi tre đánh cháu L là vi phạm quy định trong lĩnh vực giáo

dục và xâm phạm thân thể cháu L phần nào gây tổn thương đến tinh thần của trẻ nhỏ

cần được pháp luật bảo vệ. Do cô Nguyễn Thị Đ là giáo viên thuộc quản lý của

Trường mầm non Đ. Do đó, cần buộc Trường mầm non Đ phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho cháu L tương đương khoảng 10 tháng lươngcơ bản = 1.490.000đ/ 1 tháng = 14.900.000đ.

Qua hai ví dụ trên có thể thấy rằng, mức bồi thường TTVTT khi sức khỏe bị

xâm phạm hiện nay còn thấp, chưa bảo vệ tối đa quyền lợi cho người bị thiệt hại trong một sốtrường hợp nhất định. ChịHường thương tật 79% và vĩnh viễn từ bỏước mơ

làm nữ tiếp viên của mình hay cháu L bị gãy ngón tay út khi còn rất nhỏ sẽ là một kí

ức xấu và là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của chịHường và cháu L. Mặc dù biết không có khoản tiền nào có thể bù đắp được TTVTT, nhưng cần xem xét nâng mức bồi

thường thiệt hại TTVTT để giúp một phần nào chia sẻ, an ủi, xoa dịu bớt nỗi đau mà người thiệt hại phải gánh chịu. Do đó, tác giả kiến nghị nên tăng mức bồi thường

40

TTVTT khi sức khỏe bị xâm phạm từ “năm mươi lần mức lương cơ sở” lên “tám mươi lần mức lương cơ sở”, để một phần nào phù hợp với tình hình xã hội trong những trường hợp thiệt hại xảy ra là rất lớn và đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người bị thiệt hại.

Khi một người có sức khỏe bị xâm phạm thì chính bản thân người bị thiệt hại sẽđau buồn. Bên cạnh đó, những người thân thích của người bị thiệt hại có đau buồn hay không? Nếu người thân thích của người bị thiệt hại đau buồn thì họ có quyền

được yêu cầu bồi thường TTVTT hay không? Trên thực tếcũng có nhiều trường hơp

người thân thích của người bị thiệt hại cũng sẽ cảm thấy đau buồn khi chứng kiến sức khỏe của người thân mình bị thiệt hại. Theo tác giả chúng ta nên chấp nhận việc người thân thích của người bị thiệt hại có quyền được yêu cầu bồi thường nếu như họ chứng

minh được mức độ TTVTT mà họ gánh chịu. Ví dụ, như mẹ nhìn thấy con mình bị gãy tay hay người vợ chứng kiến người chồng bị tai nạn rồi dẫn đến bịthương tật đều sẽ cảm thấy đau buồn và dẫn đến TTVTT rất nhiều. Thực tế xét xử cho thấy pháp luật

nước ngoài đã chấp nhận trường hợp người thân của người bị thiệt hại về sức khỏe

được phép yêu cầu bồi thường TTVTT.

Vụ Archibald v. Braverman (1969)49. Vào lúc 12 giờ 40 phút Robert 13 tuổi

đến cơ sở kinh doanh của bịđơn tại Palm Springs, tại thời điểm đó do đã sơ suất trong việc đóng gói, cất giữ, quản lý và bán thuốc súng cho cậu bé; sau đó thuốc súng phát nổ, kết quả của vụ nổ, cậu bé bị tổn thương nghiêm trọng. Vụ nổ đã gây ra chấn

thương làm cậu bé phải cắt cụt bàn tay phải, cổ tay phải và một phần cẳng tay phải, cắt cụt một phần bàn tay trái do chấn thương, những vết rách nghiêm trọng trên cơ

thể, một vết thương nghiêm trọng ở mắt phải và mất rất nhiều máu. Thời điểm xảy ra vụ nổ mẹ của Rorbet đã xuất hiện tại hiện trường trong nỗ lực giúp đỡ con trai của bà; khi quan sát vết thương của con trai mình, bà đã bị hoảng sợ, sốc nặng và mắc bệnh tâm thần cần được điều trị. Sau đó bà làm đơn yêu cầu được bồi thường TTVTT

và Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của bà.

Theo pháp luật Nhật Bản, việc gây thiệt hại về thân thểcũng bị coi là hành vi trái pháp luật. Khách thể của việc bồi thường trong trường hợp này là những chi phí cho chữa bệnh, mất thu nhập, đau khổ về tinh thần, bồi thường những mất mát khả năng lao động. Vấn đề bồi thường thiệt hại gây ra trong trường hợp này cho những

người thân thích thì thực tiễn xét xử công nhận quyền yêu cầu của người bị thiệt hại 49Archibald v. Braverman (1969) 275 Cal.App.2d 253.

41

cũng như những người thân thích của người bị thiệt hại50. Hay khoản 1 Điều 10:301 Bộ nguyên tắc châu âu về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thừa nhận một TTVTT có thểđược bù đắp cho người thân của một nạn nhân đã bị xâm phạm đến chết hoặc

không đến chết nhưng rất nghiêm trọng51.

Như đã phân tích ở trên, mục đích bồi thường TTVTT là nhằm xoa dịu nỗi

đau, lấy một khoản tiền đểbù đắp những TTVTT cho những người bị thiệt hại về tinh thần. Do vậy, nếu người thân của người bị thiệt hại TTVTT thì việc áp dụng cho

người thân của người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này cũng là phù hợp. Về

nguyên tắc, người bị thiệt hại là người được hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT với mục đích an ủi, động viên người bị hại sớm vượt qua đau thương, mất mát. “Trong trường hợp người bị xâm hại sức khỏe có hậu quả là mất khảnăng nhận thức nhưng

theo luật thì họ là người trực tiếp được nhận khoản tiền này. Vậy mục đích bù đắp, an ủi, động viên người bị hại có đạt được, trong khi những người thân thích đang đau

khổnuôi dưỡng người bị thiệt hại về sức khỏe lại không phải là đối tượng được nhận khoản tiền này”52.

Chính vì thế, tác giả kiến nghị nên bổ sung trường hợp người thân thích của

người bị thiệt hại được quyền yêu cầu bồi thường TTVTT nếu như họ chứng minh

được mức độ TTVTT mà họ phải gánh chịu là nghiêm trọng. Từ những phân tích ở

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)