Thiệt hại được hiểu là gì? Tại sao nó lại là yếu tố đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường TTVTT? Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP thì: “Thiệt hại do TTVTT của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do TTVTT của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Có thể thấy, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
22
thể bị xâm phạm, mồ mả bị xâm phạm được BLDS năm 2015 quy định tại Điều 606
và Điều 607 thừa nhận trách nhiệm BTTH TTVTT.
Như vậy, căn cứ “có thiệt hại xảy ra” là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng28. Tương tự đối với trách nhiệm bồi thường
TTVTT thì đòi hỏi hành vi trái pháp luật gây ra những TTVTT cho chính chủ thể bị
xâm phạm hoặc người thân thích gần gũi của chủ thể đó. Tuy nhiên, không phải
trường hợp nào khi có thiệt hại xảy ra cũng đều là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường TTVTT, mà thiệt hại đó phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra phải phát sinh từ việc xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật công nhận được BTTH TTVTT
Chỉ hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể, mồ mả thì mới được bồi thường
TTVTT theo quy định tại Điều 590, 591, 592, 606, 607 BLDS năm 2015. Ngoài
những trường hợp trên, thì khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến các quyền
khác cũng được pháp luật bảo vệnhư quyền tựdo tín ngưỡng, tôn giáo, quyền có họ
và tên … thì sẽ không có trách nhiệm BTTH TTVTT.
Thứ hai, phải có thiệt hại xảy trên thực tế.
Căn cứ xác định những thiệt hại về tinh thần luôn phức tạp vì tinh thần không phải là vật chất mà nó tổn tại vô định không phụ thuộc vào không gian hay thời gian. Khi có thiệt hại xảy ra không chỉcó người bị thiệt hại đau buồn mà những người thân thích của người bị thiệt hại cũng có thể bị TTVTT. Đó là sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân. Hình thức biểu hiện của TTVTT rất đa dạng có thể là đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị
giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin do bị hiểu nhầm, sự suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống… Nỗi đau tinh thần này có thể kéo dài, nghiêm trọng
hơn là có thểảnh hưởng tới thần kinh, trở thành bệnh lý.
Việc đánh giá thiệt hại xảy ra vừa là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH TTVTT
cũng vừa là căn cứ tính mức bồi thường dựa vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế. Vì tinh thần của con người luôn thay đổi nên rất khó xác định một cách chính xác, nên cần chú ý thêm những yếu tốliên quan như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình
28Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 702.
23
độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế… Khi xem xét những yếu tố này phải xem xét một cách khách quan nhất đểxác định được thiệt hại đúng nhất.