Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 42)

Một người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác34. Khi một người có hành vi trái pháp luật gây tổn hại cho người khác thì chính người có hành vi trái pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. BTTH ngoài hợp đồng là một chếđịnh trụ cột trong BLDS năm 2015. Khi tài sản bị

xâm phạm, BLDS năm 2015 chỉ quy định thiệt hại được bồi thường là thiệt hại vật chất còn thiệt hại về tinh thần hay TTVTT lại không được đề cập đến. Đây là điều khác biệt so với thiệt hại được bồi thường khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Vậy thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm là gì? Theo Điều 589 BLDS năm2015 quy định: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

34Trương Hồng Quang (2018), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 và những tình huống thực tế, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, tr. 7.

32

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

4. Thiệt hại khác do luật quy định”.

So với Điều 608 BLDS năm 2005 thì Điều 589 BLDS năm 2015 có sựthay đổi

về nội dung, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm khoản 4 “thiệt hại khác do luật quy

định”. Tuy nhiên Điều 589 BLDS năm2015 cũng chưa có quy định rõ về bồi thường TTVTT. Tài sản được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Vì vậy, tất cả các hành vi xâm hại mà gây tổn thất đến vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, kể cả quyền sỡ hữu trí tuệ thì người có hành vi xâm phạm phải bồi

thường35. Theo Luật sở hữu trí tuệnăm 2015 (sửa đổi bổsung năm 2009, 2019) đối với thiệt hại về tinh thần luật sở hữu trí tuệcó đề cập đến một sốđối tượng được bồi

thường thiệt hại về tinh thần khi bị xâm phạm. Bởi quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản của con người thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực đời sống của con người. Điểm b khoản 1 Điều 204 Luật sở hữu trí tuệnăm 2015 (sửa đổi bổsung năm 2009, 2019) quy định: “Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng”. Và tại khoản 2

Điều 205 Luật sở hữu trí tuệnăm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định:

“Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại”. Có thể thấy rằng Luật sở hữu trí tuệđã chấp nhận trường hợp khi tài sản bị xâm phạm nếu chứng minh được thiệt hại TTVTT thì nguyên đơn sẽ được bồi thường.

Khi tài sản bị xâm phạm thiệt hại vật chất sẽđược bồi thường, trong khi đó khi

tài sản bị xâm phạm gây ra TTVTT thì loại tổn thất này lại không được bồi thường. Một câu hỏi đặt ra là tại sao TTVTT khi tài sản bị xâm phạm lại không được Bộ luật dân sựquy định? Phải chăng đây là một sự thiếu xót của các nhà làm luật khi mà thực trạng này nay trong các bản án xét xử có rất nhiều yêu cầu của đương sự trong việc

đòi bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm.

33

Thực tiễn xét xử hiện nay, pháp luật không thừa nhận việc bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm, tuy nhiên trong một số bản án đương sự lại có yêu cầu được bồi thường. Bản án số 1460/2015/DS-PT ngày 25/11/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nội dung như sau: công ty xây dựng Cotec xây dựng một tòa

nhà và làm hư hại đến căn nhà của bà Son; từđó bà Son yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần là 30 tháng x 2.000.000đ = 60.000.000đ. “Đối với nội dung kháng cáo

đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu bồi thường TTVTT, tiền mất thu nhập trong 30 tháng, tiền hư hỏng đồ đạc, xét thấy (...) bà Son không có hao tổn về tính mạng cũng như sức khỏe của bản thân và người thân. Do vậy không thể chấp nhận yêu cầu này của bà Son”36. Tòa án xét xử không chấp nhận yêu cầu bồi thường của

bà Son là đúng với quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu như căn nhà của bà Son không bịhư hại thì chắc chắn bà sẽkhông đau buồn. Do đó, việc căn nhà hư hại đã tác động lớn đến cuộc sống của bà. Có thể thấy, việc BLDS không quy định trách nhiệm bồi

thường TTVTT là một sự thiếu xót gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Son.

Quyết định giám đốc thẩm số 34, bà B khởi kiện anh T phải bồi thường cho bà vì anh T sửa nhà làm hư hỏng ngôi nhà bà đang sử dụng, ngoài ra bà còn yêu cầu bồi

thường khoản tiền tổn thất tinh thần là 40.000.000 triệu đồng. Bản án sơ thẩm quyết

định bồi thường những thiệt hại về vật chất là 76.803.000 triệu đồng. Sau đó bà B

kháng cáo, tại bản án Phúc thẩm Tòa án buộc anh T phải bồi thường khoản tiền bù

đắp tinh thần cho bà B là 10.000.000 triệu đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm anh T có

đơn khiếu nại. Tại Quyết định giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán quyết định hủy bản án phúc thẩm phần bồi thường TTVTT với lý do là Điều 612 trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại bồi thường không có khoản thiệt hại về tinh thần37.

Một ví dụ khác là bản án số Bản án số 564/2015/HS-PT ngày 03/11/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh. Tại phiên xét xửsơ thẩm, Tòa án nhân dân Tp. HồChí Minh đã phạt Tiến ba năm tù treo. Sau đó ông Steven kháng cáo (quá

hạn) yêu cầu tòa tăng hình phạt với Tiến, đồng thời yêu cầu tòa buộc Tiến bồi thường

5.000 USD “cho sự đau đớn và chịu đựng” vì vụ trộm mà Tiến gây ra. Tuy nhiên,

liên quan đến yêu cầu bồi thường TTVTT, Tòa án đã xét rằng “về phần trách nhiệm dân sự, theo đơn kháng cáo của ông Steven yêu cầu bị cáo bồi thường 5.000 USD cho 36 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), tlđd (19), tr. 43.

37 Nguyễn Văn Huy (2010), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 50.

34

sựđau đớn và chịu đựng về tinh thần, tại phiên tòa ông Steven vẫn giữ yêu cầu này, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu này không phù hợp với pháp luật Việt Nam nên

không có căn cứ chấp nhận”38. Có thể thấy rằng, những đồng tiền vàng của ông Steven bị Tiến lấy trộm và sau đó bán đi có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của ông Steven, chính vì thế khi ông bị mất những đồng tiền này ông sẽ bịtác động tâm lý và trởnên đau buồn. Việc tòa án không chấp nhận yêu cầu của ông là đúng pháp luật khi Bộ luật Dân sựchưa thừa nhận trách nhiệm bồi thường TTVTT. Tuy nhiên, xét dưới

góc độ thực tế thì việc không chấp nhận yêu cầu bồi thường của ông Steven là chưa

thực sự thuyết phục và không đảm bảo tối đa lợi ích mà chủ thể bị xâm phạm được

hưởng.

Có thể thấy rằng TTVTT hoàn toàn có thể xảy ra khi tài sản bị xâm phạm nếu tài sản đó có giá trị lớn về mặt tinh thần đối với con người như là vật gia truyền mà bố mẹđể lại hay những tài sản có nhiều kỷ niệm gắn bó mật thiệt. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự lại không quy định trách nhiệm được bồi thường. Theo pháp luật Hoa Kỳ tại một số bang vấn đề bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm đã được thừa nhận. Tại bang Hawaii: Một gia đình được bồi thường $ 1.000 cho nỗi đau tinh thần mà họ

phải chịu đựng khi con chó chín tuổi của họđã chết vì kiệt sức do nóng sau khi nhân

viên cơ quan nhà nước ở xét xử đã phát hiện ra rằng cả gia đình đều bị tổn thất về

tinh thần nghiêm trọng trong khoảng thời gian từhai đến ba tuần sau khi hay tin về

cái chết của con chó39. Còn tại bang New York, một thẩm phán cũng đã chấp nhận

đến $ 700 cho một người phụ nữ, trong tang lễ của con chó của cô, khi cô mở quan tài và tìm thấy một con mèo chết bên trong chứ không phải là con chó của cô. Bệnh viện động vật nơi mà con chó đã chết dường như đã không cung cấp di hài của con

chó đến tổ chức sắp xếp tang lễ. Các thẩm phán thấy rằng chủ sở hữu đã bị sốc, đau đớn về tinh thần, và chán nản do sự mất mát di hài của con chó, và đã bị tước mất mong muốn của cô ấy về một tang lễ và quyền viếng thăm mộ con chó của cô ấy40.

Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm là các bức ảnh, kỷ vật hoặc vật gia truyền đã có một số tiểu bang, nơi mà giá trị tình cảm có thểđược bồi thường cho các tài sản ấy41. Theo hai nhà nghiên cứu Csikszentmihalyi và Rochberg Halton nhận thấy rằng quà lưu niệm, vật gia truyền, và kỷ vật nằm trong số những đối tượng được 38 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm – Kinh nghiệm từ nước ngoài”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 08, tr. 33 - 34.

39Campbell v. Animal Quarantine Station, 632 P.2d 1066 (Hawaii 1981).

40Corso v. Crawford Dog and Cat Hospital, Inc., 415 N.Y.S. 2d 182, 97 Misc. 2d 530 (1979). 41 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), tlđd (19), tr. 30.

35

yêu mến nhất trong căn nhà của mỗi người vì những ký ức liên quan đến các vật này42. Vụ Campins v. Capels, 461 NE2d 712 (Ind.App. 1984), tại phiên tòa, nguyên

đơn cho rằng đồ trang sức đã bị làm tan chảy ra tại phòng trưng bày Zebone, cụ thể

là ba chiếc nhẫn vô địch quốc gia được trao bởi United State Auto Club (USAC). Capels khai rằng không chỉ đối với giá trị thực tế của các chiếc nhẫn đơn thuần như

miếng vàng được chạm nổi mà còn thể hiện sự gắn bó tình cảm của ông ấy đối với chúng. Về mặt tình cảm, Capels diễn tả những chiếc nhẫn này như là hình mẫu cho sự kiên trì của thành công và sự công nhận của USAC. Tòa án cho rằng giá trị cảm xúc và tình cảm của tài sản có thểđược xem xét trong việc BTTH liên quan đến các yêu cầu bồi thường vì hành vi cố ý hoặc không cố ý gây ra TTVTT. Sau khi xem xét các nội dung của vụán liên quan đến ông ấy, Tòa án đã cho phép BTTH dựa trên giá trị tình cảm gắn liền với các chiếc nhẫn vô địch xe đua đã bị phá hủy bởi hành vi phạm tội của người khác43.

Thông qua việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Có thể nói rằng tinh thần giữ một vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các chủ thể trong đời sống xã hội. Nếu là cá nhân thì nó ảnh hưởng, quyết định đến đời sống vật chất, bởi tinh thần có tốt thì chủ thể mới có ý chí phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống44. Trên thực tế, không chỉ có những mối quan hệ mật thiết giữa người với người

mà đôi khi mối quan hệ giữa tài sản và chủ sở hữu của nó còn thân thiết vô cùng. Ví dụ: như thú cưng hay nhẫn đính hôn… là những tài sản mà ta thấy nó giống như

những người bạn, những người thân thiết không thể chia xa trong cuộc sống. Khi đó,

nếu một hành vi xâm phạm đến tài sản chủ thể khác có thể sẽ gây nên sựđau thương,

buồn phiền, mất mát về tình cảm… Việc công nhận bồi thường TTVTT trong một số trường hợp khi tài sản bị xâm phạm là cần thiết, mang lại những giá trị thiết thực về

lợi ích cho xã hội nói chung và cá nhân những người có tài sản bị xâm phạm nói riêng. Pháp luật Việt Nam không quy định TTVTT khi tài sản bị xâm phạm là một trong những thiếu sót lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị thiệt hại. “Pháp luật nước ta

đã có sự thay đổi liên quan đến bồi thường TTVTT: từ việc không thừa nhận bồi

thường TTVTT đến việc cho phép Tòa án tự quyết định và cuối cùng là trách nhiệm

42 Csikszentmihalyi, M. and Rochberg-Halton, E. (1981), The Meaning of Things: Domestic Symbols and the Self, Nxb. Cambridge University Press.

43Chryar v. Wolf, 21 P.3d 428 (Colo. App. 2001). 44Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), tlđd (19), tr. 44.

36

của Tòa án phải giải quyết vấn đề bồi thường TTVTT”45. Tuy nhiên, một vấn đề cần

được lưu ý là không phải loại tài sản nào cũng được bồi thường TTVTT khi bị xâm pham. Những tài sản sẽđược xem xét bồi thường là những tài sản có giá trị tinh thần to lớn đối với con người như: thú cưng, di vật, đồ thờ cúng, lư hương, kỉ vật (nhẫn

cưới, hình ảnh…). Bên cạnh đó, chủ thể được bồi thường phải chứng minh được

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)