Phương pháp điều tra theo tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 38)

M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U

2.4.2. Phương pháp điều tra theo tuyến.

Mục đích của việc thiết lập và điều tra trên tuyến là xác định thành phần loài, mối quan hệ giữa các loài Mang và sinh cảnh sống của chúng. ngồi ra trong q trình điều tra trên tuyến tiến hành ghi nhận các tác động của con người tới tài nguyên của khu bảo tồn.

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra được xác định đi qua tất cả các sinh cảnh khu vực phân bố của các cá thể các loài Mang trong khu vực. Trên cơ sở bản đồ địa hình VN 2000, tỉ lệ: 1/10.000, bản đồ phân bố thảm thực vật và kết hợp khảo sát thực tế, xác lập hệ thống tuyến điều tra. Tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các lối mịn có sẵn hoặc tạo mới đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Đặc biệt, các tuyến đi qua các khu vực có sự xuất hiện của các loài Mang. Chiều dài của mỗi tuyến trong khoảng 2,5 - 3,5 km tùy thuộc vào địa hình của mỗi tuyến.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các yêu cầu và nguyên tắc trong điều tra ngoại nghiệp luôn được tuân thủ như: di chuyển nhẹ nhàng, khơng nói chuyện, khơng hút thuốc và di chuyển với tốc độ 1,5 - 2,5 km/giờ. Vị trí các tuyến điểm khảo sát, tuyến điều tra và điểm phát hiện các loài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu (GPS). Trong q trình điều tra, Thơng tin về sự có mặt của lồi được ghi nhận thơng qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp. Dấu hiệu trực tiếp trong điều tra này đó là lồi được quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Các dấu hiệu gián tiếp bao gồm: dấu chân, phân, vết ăn… được đo, đếm và ghi chép vào các phiếu điều tra và bằng hình ảnh. Các ghi nhận dấu vết của thú móng guốc được xác định tọa độ bằng

máy GPS (theo hệ VN2000) và đánh dấu rõ trên bản đồ địa hình của khu vực nghiên cứu. Các di vật của thú móng guốc như sừng, sương, mẫu nhồi… sẽ được nhóm nghiên cứu thu thập để phục vụ cho các nghiên cứu sau này (Định loại thú theo Lekagul et al., (1988) và Francis (2008), nhận diện dấu chân theo Oy (1997) và theo kinh nghiệm của nhóm chuyên gia). Kinh nghiệm cho thấy, cũng như các lồi thú móng guốc nói chung, các lồi Mang sự khác biệt đực - cái thông qua bộ phận sinh dục và sừng thì dấu chân con đực thường to và tròn, con cái dấu chân nhọn mũi và hẹp.

Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào các bảng điều tra thiết kế và sổ tay ngoại nghiệp.

Mẫu phiếu 2: Phiếu điều tra các loài Mang theo tuyến

Người điều tra: .................................................. Ngày điều tra: ......................................... Thời gian bắt đầu: ............................................ Thời gian kết thúc: .................................. Tuyến điều tra: ....................................... Chiều dài tuyến: ..................................... Thời tiết:…………………………………………………………………………… Thời gian Tên loài Tọa độ Độ cao (m) Hoạt động Dạng sinh cảnh Cấu trúc đàn – Số lượng cá thể Tổng AM AF SM SF J I

AM: Đực trưởng thành; AF: Cái trưởng thành; SM: Đực bán trưởng thành; SF: Cái bán trưởng thành; J: Con niên thiếu; I: Con non;

Hình 2.1: Bản đồ tuyến điều tra các loài Mang (Muntiacus) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)