Hiện trạng quần thể Mang thường, Hoẵng (Muntiacus muntjak)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 59 - 63)

M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U

1 Mang thường hay Hoẵng Muntiacus muntjak x 2 Mang pù hoạtMuntiacus puhoatensisx

4.1.2.1. Hiện trạng quần thể Mang thường, Hoẵng (Muntiacus muntjak)

Kết quả điều tra trên 15 tuyến đều ghi nhận sự hiện diện của Mang thường. Số lượng cá thể ghi nhận là 36 cá thể. Các thông tin ghi nhận bao gồm: Tiếng kêu, dấu chân, phân và bẫy ảnh. Kết quả điều tra trên tuyến được trình bày trên bảng 4.2. Ngoài các thông tin ghi nhận trên thực địa, qua thông tin phỏng vấn cho thấy Mang thường khá phổ biến ở các khu vực điều tra. Hàng năm người dân và cán bộ của Khu bảo tồn vẫn thường gặp Mang thường (Hoẵng) trong rừng, nhưng số lần gặp trực tiếp không nhiều mà chủ yếu được ghi nhận thông qua tiếng kêu vào trước ngày mưa và mẫu vật của Mang thường xuất hiện ở hầu hết 12/12 thôn (bản) điều tra.

Bảng 4.2:Tổng hợp thông tin ghi nhận dấu vết loài Mang thường, Hoẵng

(Muntiacus muntjak) tại Khu BTTN Xuân Liên

Tên

tuyến Thời gian Tên loài Thông tin ghi nhận

Tên

tuyến Thời gian Tên loài Thông tin ghi nhận

1 7-9/11/2016 Dấu chân, phân

09/3/2017 Dấu chân

Tuyến số

2

5-7/10/2016 Quan sát, dấu chân, phân

16/11/2016 Quan sát, dấu chân

17/03/2017 Dấu chân, phân

Tuyến số

4

04/10/2016 Dấu chân

8/11/2016 Dấu chân, phân

8-9/03/2017 Dấu chân, phân

Tuyến số

7

04/10/2016 Dấu chân

06/11/2016 Dấu chân, phân

Tuyến số 8 16/10/2016 Dấu chân 16/11/2016 Dấu chân Tuyến số 9

25/10/2016 Dấu chân, phân

25/11/2016 Quan sát, nghe tiếng kếu

23/03/2017

Mang thường

Dấu chân, phân

Tuyến số

10

05/10/2016 Dấu chân, phân

06/11/2016 Dấu chân

07/03/2017 Dấu chân, phân

Tuyến số

11

13/10/2016 Dấu chân, phân

16/11/2016 Quan sát, dấu chân, phân, nghe

tiếng kêu Tuyến số

12

24/10/2016 Dấu chân

Tên

tuyến Thời gian Tên loài Thông tin ghi nhận

Tuyến số 13 05/10/2016 Dấu chân 07/11/2016 Dấu chân 09/03/2017 Quan sát Tuyến số 15

25/10/2016 Dấu chân, phân

25-28/11/2016 Dấu chân, phân

15/03/2017 Dấu chân

Qua điều tra thực tế cho thấy việc quan sát trực tiếp loài Mang thường là rất khó một phần do tập tính hoạt động của loài này và một phần do Mang thường là đối tượng bẫy bắt ưu thích của các thợ săn địa phương vì vậy chúng rất nhạy cảm với sự có mặt của người điều tra. Các quan sát đều thông qua các dấu hiệu gián tiếp.

Loài Mang thường ghi nhận được nhiều lần ở các khu vực gần các lán điều tra, đặc biệt là khu vực trảng cỏ cao, rừng thứ sinh ven suối trong các lần điều tra bằng đèn soi ban đêm. Trong quátrình điều tra, khảo sát thu thập thông tin đề tài, tạihầu hết ở các khu vực trong khu bảo tồnđều ghi nhận hoạt động của Mang thường xuất hiện ở 11/15 tuyến điều tra. Qua 3 đợt điều tra có 1 lần trực tiếp ghi nhận được sự hiện diện của Mang thường(Hoẵng) dính bẫy ở khu vực hón Mong, 04 lần ghi nhận qua tiếng kêu ở thôn Thanh Xuân, Lửa; các dấu chân và phân của Mang thường được ghi nhận nhiều lần và tại nhiều khu vực khác nhau và trong đó khu vực Mang thường thường xuất hiệnlà khu vực vùng ven rừng, gần các thôn bản và vùng rừng thứ sinh, phục hồi lại quanh các khu vực nương rẫy cũ và đặc biệt là vùng lòng hồ.

Qua phương pháp bẫy máy ảnh đề tài đã ghi nhận được hình ảnh loài Mang thường tại 5 máy (Bảng 4.3).

Bảng 4.3:Tổng hợp thông tin bẫy ảnhloài Mang thường, Hoẵng

(Muntiacus muntjak) tại Khu BTTN Xuân Liên

TT Ký hiệu

máy Thời gianđặt máy Số lượng ảnh đã chụp Mang thường 1 M11 25/10/2016 595 1 2 M14 26/10/2017 294 1 3 H05 05/09/2016 15 2 4 H09 05/09/2016 1146 1 5 B08 05/03/2017 28 1

Tại5 điểm bẫy ảnh đã ghi nhận, thu hình được 6 cá thể Mang thường. Kết hợp với các thông tin ghi nhận từ các dấu hiệu gián tiếp (26 dấu chân có dấu chân có kích thước khác nhau, 15 dấu phân với 13 dấu chân thu thập được sát dấu chân, 2 lần nghe tiếng kêu) thì có thể ước lượng, khẳng định ban đầu: Tổng số cá thể ghi nhận là 36 cá thểvà ước tính cho toàn KBT có khoảng 150-200 cá thể. Cũng qua kết quả điều tra này đề tài khẳng định phương pháp bẫy máy ảnh là phương pháp điều tra hiệu quả đối với các loài thuộc giống Mang.

Hình 4.1. Hình ảnh Mang thường

(Muntiacus muntjak) thu được từ bẫy ảnh

Tuy nhiên, nếu số lượng bẫy cần nhiều và được bố trí trải đều trong khu vực nghiên cứu thì việc ước lượng sẽ chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)