Vùng phân bố của các loài Mang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U

1 Mang thường hay Hoẵng Muntiacus muntjak x 2 Mang pù hoạt Muntiacus puhoatensis x

4.2.1. Vùng phân bố của các loài Mang.

Kết quả nghiên cứu về sinh cảnh và phân bố của các loài Mang Khu BTTN Xuân Liên cho thấy, hai loài Mang (Mang thường - Muntiacus muntjak; Mang pù hoạt - Muntiacus puhoatensis) ghi nhận được ở KBT có

vùng sống tương đối khác biệt, sự khác biệt này bắt nguồn từ các đặc điểm sinh thái tương đối khác biệt của từng lồi.

- Mang thường (Muntiacus muntjak): Có vùng phân bố rộng và đa dạng hơn, chúng được ghi nhận chủ yếu ở các dạng sinh cảnh rừng thưa, rừng non, rừng phục hồi phân bố ít hơn trong vùng rừng kín thường xanh trên núi thấp. Các nghiên cứu về loài Mang thường cũng cho rằng loài này có sinh cảnh đa dạng, thích nghi với nhiều kiểu rừng, đặc biệt là rừng thưa, rừng thứ sinh, rừng non (Grubb, 2005). Có thể chính vì sự thích nghi rộng này mà chúng phân bố ở nhiều khu vực do đó có quần thể tốt hơn các lồi Mang khác, đặc biệt là ở KBT nơi diện tích rừng thứ sinh và rừng phục hồi còn nhiều.

- Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis): Kết quả điều tra cho thấy, các đàn và các cá thể Mang pù hoạt ghi nhận được (qua phỏng vấn, điều tra thực địa và bẫy ảnh) trong KBT chủ yếu tập trung ở phía Tây Nam của khu bảo tồn thuộc các tiểu khu: 489, 495, 497, 498, 505. Kết quả bẫy ảnh ảnh ghi nhận được về loài này cũng chỉ ở khu vực sườn núi của hai đỉnh Pát Sa Voi và Pù Nậm Mua thuộc Bản Vịn, xã Bát Mọt và khu vực làng Mới thuộc xã Xuân Liên trước đây là những nơi rừng tốt nhất và cao nhất. Ở các khu vực còn lại chủ yếu là các vùng gần với khu dân cư hay vùng canh tác cũ của người dân (đã chuyển đi theo chương trình di dân của hồ Cửa Đạt), chất lượng rừng kém hơn nên không phải là nơi Mang pù hoạt phân bố.

Cụ thể khu vực phân bố của 02 loài Mang ở KBT thể hiện ở hình sau (hình 4.3).

Hình 4.3: Bản đồ phân bố các loài Mang (Muntiacus) ở Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)