M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U
3.2.2. Các hoạt động kinh tế và sử dụng đất trong vùng
3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong nền kinh tế của 05 xã vùng đệm nhưng cũng như các xã miền núi khác trên địa bàn tỉnh người
dân có tập quán canh tác sản xuất còn lạc hậu, dựa vào kiến thức bản địa là chính, hiệu quả kinh tế thấp. Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp 5 xã 2.952,32 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích lúa nước + màu là 0,07 ha/người. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 7.185,8 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 275 kg/năm. Diện tích lúa nước phân bố không đều trong các xã, hàng năm có một số thôn lương thực còn thiếu ăn cục bộ 1-2 tháng đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Một số loài cây rau đậu với diện tích 42,5 ha chủ yếu là tự cung tự cấp, đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình và nhân dân quanh vùng, chưa hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi chưa bắt nhịp tốc độ tăng trưởng nhưng tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm khá cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Khu vực có tổng số đàn Trâu 7.134 con, đàn Bò 1.991 con, đàn Lợn 5.250 con, Nhím 54 con và có hàng chục ngàn con gia cầm các loại. Chăn nuôi của các hộ gia đình chủ yếu là nhốt + chăn dắt, cắt cỏ, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực phẩm tại chỗ, các vùng lân cận.
- Thủy sản: Hồ Cửa đạt có diện tích trên 3.300 ha hiện đang tạm giao cho Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt quản lý 2.828,6 ha, hàng năm khai thác đánh bắt hàng chục tấn cá các loại. Ngoài ra còn có 65,9 ha diện tích ao hồ khác nằm rải rác ở 5 xã trong khu bảo tồn nên việc đầu tư phát triển thủy sản nếu như được đầu tư sẽ mang lại thu nhập đáng kể cho người dân trong khu bảo tồn.
3.2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp
Sản xuất Lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Thường Xuân và 05 xã vùng đệm khu bảo tồn; tổng diện tích đất Lâm nghiệp 56.236,2 ha (rừng sản xuất là 19.426,7 ha). Những năm gần đây trước xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều chính sách của Nhà nước mở rộng và các chương trình Dự án do khu bảo tồn đầu tư nên sản xuất lâm nghiệp có giá trị đạt khá, vấn đề giống
được cải thiện và tập huấn các biện pháp kỹ thuật cho người dân làm tăng năng suất cây trồng. Trồng rừng chủ yếu một số loài cây như Luồng, Keo đang được bà con sản xuất theo hướng thâm canh rừng. Tuy nhiên các cơ sở chế biến lâm sản lại chưa phát triển, chỉ có một vài cơ sở sơ chế lâm sản thô nhưng quy mô còn rất nhỏ.
3.2.2.3. Y tế, giáo dục
- Y tế: Có 5 trạm y tế tại các xã: Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân; Trạm y tế Cửa đạt và 01 Phân viện tại xã vùng cao Bát Mọt; số y, bác sĩ là 29 người; số giường bệnh là 30 giường; trước mắt đây là cơ sở và là các điểm chăm sóc sức khỏe tại chỗ kịp thời cho khách du lịch sinh thái đến với khu bảo tồn.
- Giáo dục: Khu vực có 01 trường dạy nghề; 05 trường trung học cơ sở, 11 trường tiểu học, 24 trường mầm non. Tổng số học sinh là 5.386 em trong đó có 1.548 em Mầm non, 2.209 em Tiểu học và 1.629 em Trung học cơ sở. Phần lớn đồng bào trong vùng đều biết đọc biết viết, số người mù chữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 2% [1].
3.2.2.4. Giao thông, đường điện:
Những năm gần đây, công trình Đập thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt đã thúc đẩy, gắn với hệ thống giao thông phát triển; 70 km đường quốc lộ 507 nối với nước bạn Lào, 20 km đường cấp phối phục vụ công tác tuần tra biên giới gắn với phát triển dân sinh, KT-XH; hệ thống đường liên xã, liên thôn đầu tưcải thiện (62,8 km đường đất, đường mòn liên thôn, 18 km đường nhựa có lộ trình đầu tư theo chương trình NTM [1].
Hệ thống đường điện đến các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, Lương Sơn, Xuân Cẩm được đồng bộ hóa, nhà máy thủy điện Cửa Đạt với công suất 2 tổ máy là 97MW đã cung cấp lượng điện hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần phát triển KTXH trên địa bàn [1].