M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U
3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
nghiên cứu
3.3.1. Thuận lợi
- Nổi bật nhất là hiện trạng tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên nguyên vẹn với nhiều quần thể sinh vật đa dạng, phong phú so với các Khu BTTN, Vườn Quốc gia lân cận; các cấp chính quyền hết sức quan tâm là lợi thế so sánh của khu bảo tồn.
- Ví trị địa lý thuận lợi, thuộc vùng đầu nguồn của Sông Chu, sông Khao và một phần Sông Đặt cung cấp nước sạch, nước tưới cho vùng hạ lưu của tỉnh Thanh Hoá là thế mạnh về giao lưu với các các khu rừng đặc dụng khác trong và ngoài tỉnh (VQG Bến En, Khu BTTN Pù Hu, Pù Lng tỉnh Thanh Hóa; Khu BTTN Pù Hoạt - tỉnh Nghệ An; Khu BTTN Nậm Sam, nước CHDCND Lào) ...
- Tài nguyên xã hội và nhân văn, di tích lịch sử, tín ngưỡng được nhà nước xếp hạng là động lực để phát triển, trong đó điển hình là Khu di tích kết hợp giữa tín ngưỡng và di tích lịch sử Đền Cửa Đặt đã được Nhà nước xếp hạng “Danh nhân văn hoá Cầm Bá Thước” thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương tụ hội; lễ hội Lau Kha, Ca Sa của dân tộc Thái; Xóc Bùa của dân tộc Mường; chợ vùng cao xã Bát Mọt là lợi thế kết nối các khu du lịch, di tích lịch sử nổi tiếng ở các địa phương khác trong tỉnh (Khu DTLS Lam Kinh - Thọ Xuân; suối cá Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ và khu Di sản văn hoá Thành Nhà Hồ) là lợi thế thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian tới.
- Vùng đệm có lực lượng lao động dồi dào, có thể đào tạo, thu hút tham gia thực hiện các chương trình, dự án quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và BTTN. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch, Lâm nghiệp được xác định là thế mạnh, dịch vụ đang phát triển, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên là khởi nguồn giảm áp lực vào tài nguyên rừng.
- Khu vực nghiên cứu là vùng biên giới, địa hình chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng thấp, giao thơng cịn khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh làm tăng chi phí vận chuyển là hạn chế thu hút đầu tư, ảnh hưởng rất lớn hiệu quả đầu tư trên địa bàn.
- Tập quán ỷ lại vào thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn khá cao, tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho cơng tác quản lý, bảo vệ rừng.
Chương 4