- Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở các thơn (bản) vùng đệm khu bảo tồn Trước mắt, thực
4.4.3. iải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư
- Tiếp tục kiện tồn về mặt tổ chức, bố trí đủ biên chế cán bộ làm cơng tác quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Có cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên, vận dụng, tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã và đang đầu tư trên
địa bàn như nguồn vốn dự án rừng và đồng bằng Việt Nam, chi trả dịch vụ môi trường rừng, sự nghiệp khoa học, Nghị quyết 30A của Chính phủ....
- Tăng cường quảng bá tiềm năng về đa dạng sinh học, điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án đến các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngồi đang quan tâm và có chương trình hỗ trợ về lĩnh vực bảo vệ môi trường - bảo tồn đa dạng sinh học, quan tâm đặc biệt tới 2 lồi Mang hiện có trong khu vực.
- Quy hoạch vùng du lịch, giới thiệu tiềm năng về du lịch của khu bảo tồn, điều kiện môi trường đầu tư (địa điểm, môi trường kinh doanh, quỹ đất...) để kêu gọi nguồn vốn liên danh liên kết của các tổ chức - cá nhân trong và ngồi nước có năng lực đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.
- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn tại chỗ thông qua các hoạt động dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khoá học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Cập nhật thông tin, đưa các tiến bộ khoa học, các phương tiện hiện đại để phục vụ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản trong khu bảo tồn.
- Nghiên cứu, tạo giống cây con có chất lượng, năng suất phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện lập địa để triển khai trong vùng dự án.