Điều tra bằng bẫy ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 39 - 41)

M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U

2.4.4. Điều tra bằng bẫy ảnh

Điều tra bằng bẫy ảnh là công cụ phù hợp để điều tra các lồi thú có tập tính hoạt động thầm lặng và nhạy cảm trong rừng nhiệt đới. Vì thế, sử dụng phương pháp này rất phù hợp đối với việc điều tra các loài Mang ở KBT nơi có địa hình phức tạp và quần thể của đối tượng điều tra cũng rất nhỏ và phân bố phân tán.

Sử dụng từ 10 -15 máy bẫy ảnh cảm ứng nhiệt (loại Stealh Cam STC- AC540IR) trong các đợt điều tra Mang tại KBT. Máy bẫy ảnh loại này có bộ phận cảm ứng thân nhiệt để kích hoạt bộ phận chụp ảnh do đó chỉ có các động vật thân nhiệt mới kích hoạt được máy. Các máy cũng sử dụng đèn hồng ngoại thay vì đèn chớp sáng do đó có thể chụp được ảnh rõ nét 24/24 giờ trong suốt thời gian đặt máy nếu pin và thẻ nhớ vẫn hoạt động. Đặt máy bẫy ảnh với quy trình 10-15 ngày liên tục trong rừng cho mỗi lần đặt/thay pin. Mỗi khu vực điều tra bằng bẫy ảnh trong thời gian ít nhất là 15 ngày liên tục song do thời gian có hạn nên chỉ đặt 1-3 lần điều tra trong một khu vực khoảng 10km2

- Đặt bẫy ảnh sử dụng phương pháp thụ động: Đặt máy theo đường mòn,

đường xuống khe, khu vực bãi cỏ. Khi đặt máy cần kiểm tra các dẫu vết để lại của thú và hướng đi của thú và địa hình nơi đặt máy. Kinh nghiệm cho thấy, trong đặt thụ động, tốt nhất là máy được đặt ở đường mà con thú hay đi lại hoặc khu vực đó chỉ có một con đường độc nhất buộc con thú phải đi trên đó (do chướng ngại vật như có dốc đứng và khe sâu khơng đi qua được).

- Đặt bẫy: Tại khu vực đặt bẫy, chúng ta cần tìm ra vị trí thích hợp để

đặt. Bẫy có thể buộc vào thân cây hay chặt cọc để buộc vào. Nếu chặt cọc có thể giúp chúng ta chủ động trong việc chọn vị trí đắt bẫy. Song dù cột máy vào cọc hay vào cây phải đảm bảo độ chắc chắn, không bị lung lay khi có gió. Bởi vì bất cứ sự dịch chuyển nào cũng có thể làm cho tia hồng ngoại lệch đi và đứt quãng.

Khi đặt máy, phải ngắm cẩn thận sao cho tia đi trúng tâm điểm của đường tròn phát ra tia hồng ngoại. Bất cứ vị trí đặt bẫy nào cũng cần có được khoảng trống trước máy ảnh điện tử để máy ảnh thực hiện một khung hình của tấm ảnh động vật đủ và đẹp.

Độ cao từ mặt đất lên đến máy và khoảng cách giữa 2 máy được đặt với điều kiện tốt nhất cho động vật mà mình đang cần điều tra. Đặt bẫy ở độ cao tương xứng với chiều cao động vật và nhất thiết cả 2 máy phải đặt cùng độ cao cân bằng so với mặt đất. Khi đặt xong 2 máy thu và máy phát, ta tiến hành lắp máy ảnh điện tử. Máy ảnh điện tử có thể lắp ở trên đỉnh của cọc buộc máy nhận tia hồng ngoại, cũng có thể đặt máy ảnh vào vị trí khác sao cho phù họp với ngoại cảnh địa hình và khung hình tấm ảnh. Điều này phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn (tối đa là 6m).

Một số điều chú ý khi đặt bẫy ảnh:

- Máy phát tia hồng ngoại và máy nhận tia hồng ngoại không được đặt đối diện với mặt trời lặn và mặt trời mọc, bởi vì năng lượng bức xạ cực mạnh của mặt trời sẽ vơ hiệu hố đối với tia hồng ngoại.

- Máy không được đặt gần bản làng, đường giao thông, đặt ở những vùng có nhiều hoạt động của con người vì khả năng mất, thất lạc máy cao và Mang cũng ít hoạt động ở vùng này.

- Bẫy ảnh nên tập trung chủ yếu vào mùa khơ, vì vào mùa mưa thú móng guốc di chuyển rộng và khơng tập trung rất khó cho việc chọn khu vực đặt máy. Mưa nhiều cũng dễ làm các thiết bị chụp ảnh bị ẩm hoặc bộ phận cảm ứng nhiệt kém nhạy khi có động vật xuất hiện. Kết quả tổng hợp tại Mẫu phiếu số 4:

Mẫu phiếu 4: Phiếu kết quả điều tra các loài Mang bằng bẫy ảnh

Số/Ký hiệu máy Thời gian đặt máy Tọa độ Độ cao Thời gian thu máy Số lượng ảnh đã chụp hi nhận Mang Mang …… Mang ……..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)