Hiện trạng quần thể Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 67)

M CT ÊU, Đ TN ,N DUN V PH N PH P N H ÊN C U

1 Mang thường hay Hoẵng Muntiacus muntjak x 2 Mang pù hoạt Muntiacus puhoatensis x

4.1.2.2. Hiện trạng quần thể Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis)

Kết quả phỏng vấn, điều tra điểm, điều tra tuyến và điều tra thông qua bẫy ảnh cho thấy: Mang pù hoạt rất khác với Mang thường, thông tin thập thập được về Mang pù hoạt rất hạn chế, vùng phân bố hẹp và giới hạn ở một khu vực trong khu bảo tồn.

Thống kê cho thấy, qua 3 đợt điều tra chỉ phát hiện dấu chân, phân của loài Mang pù hoạt ở tuyến số 3 và không xác định được số lượng cá thể, giới tính; chi tiết thể hiện tại Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tổng hợp thơng tin ghi nhận dấu vết lồi Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) tạiKhu BTTN Xuân Liên

Tên

tuyến Thời gian Tên lồi Thơng tin ghi nhận Ghi chú

Tuyến số 3

26/10/2016

Mang pù hoạt

Dấu chân, phân

26/11/2016 Dấu chân, phân

27/03/2017 Dấu chân

Điều tra trên các tuyến thông qua việc quan sát các dấu vết của Mang như dấu chân, phân, qua 3 lần điều tra (tháng 10, 11 năm 2016 và tháng 3/2017), trong đó có 2 lần gặp mưa, điều kiện ánh sáng hạn chế cũng như trời bị mù vào nhiều khoảng thời gian trong ngày nên việc quan sát trên các tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế do thảm thực vật mọc tốt khó quan sát được mặt đất một cách rõ ràng.

Kết quả ghi nhận Mang trên các tuyến không nhiều, dựa vào kết quả phỏng vấn và đánh giá thông tin từ các nghiên cứu có liên quan, Đề tài đã thực hiện hoạt động điều tra trên 15 tuyến với độ dài từ 4-8 km/tuyến được điều tra lặp lại 03 đợt vào các tháng 10, 11 năm 2016 và tháng 3 năm 2017.

Thời gian điều tra trên tuyến ban ngày được thực hiện từ 05:00-10:00 giờ và 15:00-16:00 giờ. Điều tra trên các tuyến ban đêm được thực hiện từ 20:00 đến 01:00. Tổng số chiều dài các tuyến là 96km, (trung bình mỗi tuyến dài 6,4km) Các tuyến điều tra được lập qua khu vực đánh giá là sinh cảnh chính của thú móng guốc để quan sát các dấu vết chân, dấu phân; các di vật như: sương, da lông, sừng,.. các ghi nhận được định vị bằng máy GPS. Sử dụng các đèn soi có cơng suất trung bình từ 4.5V - 6.0 V để soi và tìm động vật theo các tuyến điều tra đêm.

Các thông tin phỏng vấn, kết quả bẫy ảnh đều cho thấy loài này chỉ phân bố giới hạn ở khu vực rừng thường xanh, ít bị tác động ở phía Tây- Nam KBT. Thơng tin thu được từ 3 đợt bẫy ảnh của 3 đợt điều tra trên diện tích khoảng 1.000 ha thuộc khu vực sườn núi của hai núi Pát Sa Voi và Pù Nậm Mua thuộc Bản Vịn, xã Bát Mọt và khu vực làng Mới thuộc xã Xuân Liên trước đây. Thông tin về Mang pù hoạt được thể hiện tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tổng hợp thơng tin bẫy ảnh lồi Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) tại Khu BTTN Xuân Liên

TT Ký hiệu máy Thời gian đặt máy Số lượng ảnh đã chụp Số cá thể ước tính 1 M01 26/10/2016 41 2 2 M03 26/10/2016 34 2 3 M04 27/10/2016 43 1 4 M05 27/10/2016 145 2 5 M06 26/10/2016 203 1 6 M08 25/10/2016 35 1 7 M10 25/10/2016 64 1 8 M11 25/10/2016 595 1

Điều tra thông qua bẫy ảnh đã ghi nhận được 11 cá thể Mang pù hoạt Như vậy với diện tích từ 4.000 ha tới 6.000 ha rừng kín thường xanh có chất lượng tương tự như vậy, nằm liên dải ở trong khu bảo tồn có thế là nơi sinh sống của một quần thể 44 - 66 cá thể Mang pù hoạt. Nếu có các điều tra thêm ở Khu BTTN Pù Hoạt thì quẩn thể ở hai khu vực này cộng lại có thể lớn hơn nhiều so với con số ghi nhận hiện tại.

Hình 4.2: Hình ảnh Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) thu được từ bẫy ảnh.

Tuy khơng phải là khu vực có diện tích lớn hay được nhận định là khu vực có nhiều rừng nguyên sinh (6.000ha). Song với số cá thể Mang pù hoạt

ghi nhận được cho thấy, đây là khu vực phân bố quan trọng nhất của loài này ở cả Việt Nam và Lào được khẳng định cho tới thời điểm hiện tại. Hơn thế, khi có điều kiện thực hiện các chương trình giám sát lâu dài chắc chắn các ghi nhận về quần thể Mang ở KBT sẽ rõ ràng hơn, khẳng định được rõ hơn giá trị bảo tồn của khu vực.

Ghi nhận về loài Mang pù hoạt ở Khu BTTN Xn Liên là thơng tin rất tích cực cũng là do kết quả của công tác quản lý và bảo tồn được thực hiện một cách rất tích cực ở đây. Đa số các mẫu sọ và xương thu được đều có thời gian săn bắt từ khoảng 7 năm về trước. Ít bị săn bắt và tiêu diệt là các lý do quan trọng làm cho quần thể lồi Mang pù hoạt ở đây duy trì được số lượng ổn định cũng như dần phục hồi theo hướng tích cực. Nếu các hoạt động bảo tồn tích cực đó tiếp tục được duy trì thì chắc chắn quần thể lồi Mang pù hoạt ở đây sẽ phục hồi tốt trong tương lai gần.

Kết quả điều tra của đề tài đã ghi nhận đầy đủ nhất và đa dạng nhất về các loài Mang ở KBT. Hơn thế, các thông tin, mẫu sọ và ảnh của Mang pù hoạt là các ghi nhận chính thức đầu tiên về sự có mặt của lồi này ở Việt Nam với đầy đủ mẫu sọ và hình ảnh thực tế tại KBT. Đối với lồi Mang pù hoạt thì đây là những hình ảnh đầu tiên của lồi này có được từ khi được mơ tả từ năm 1929. Trong năm 1999, một mẫu khơng hồn chỉnh của lồi này cũng được thu ở Lào xong khơng có ảnh và chỉ với 1 mẫu khơng đầy đủ [26]. Chính vì thế, các ghi nhận ở Khu BTTN Xuân Liên hiện tại là ghi nhận mới và đầy đủ nhất và cũng là ghi nhận duy nhất về các cá thể sống của loài này ở đây.

Với các thông tin về quần thể Mang hiện có trong Khu bảo tồn, đặc biệt là lồi Mang pù hoạt cịn rất ít được biết đến nên cần phải có các hoạt động đầu tư dài hạn hơn cho các hoạt động bảo tồn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư quanh KBT để giảm các áp lực săn bắn, tác động bất lợi và các hoạt khai thác tài nguyên của khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài mang (muntiacus spp ) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)