Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Nó là ngành mang lại cho giới ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ đối với ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới... Có thể nói bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm và tình
trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội.
- về phía Ngân hàng: Ngân hàng thương mại giống như các nhà kinh doanh bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu hồi vốn và có lợi nhuận. Như vậy đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay, bản thân nó đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại ở Việt nam hiện nay không còn là cái bóng của ngân hàng trung ương mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận lời ăn lỗ chịu, chị u trách nhiệm với khách hàng, với ngân hàng trung ương. Do vậy mà ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ để chuyển sang một nền kinh tế thị trường. Bản thân mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp, tư duy về nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, do đó việc làm ăn của doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn...giúp doanh nghiệp tránh khỏi được những rủi ro không đáng có.
Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp ngân hàng phát triển. Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
- Về phía nhà đầu tư: Khách hàng của ngân hàng có hai loại là người gửi tiền và người vay tiền. Người gửi tiền thì họ quan tâm đến khả năng thanh toán của ngân hàng mà khả năng thanh toán của ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng vì vậy đối với họ nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản tiền gửi của họ vào ngân hàng. Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay ngân hàng, mà đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó. Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để để họ có thể trang trải chi phí và
có lãi. Bởi thế bản thân người vay tiền coi vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao.
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với ngân hàng và xã hội bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hơn nữa sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm.
Thông qua tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước, có thể góp phần vào việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Với việc cung ứng tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng đã góp phần làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền; tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả; thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Như vậy, để DNNVV có thể ra đời, tồn tại và phát triển cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thông qua nhiều loại hình dịch vụ, trong đó dịch vụ tín dụng là chủ yếu. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là thực sự quan trọng, cần thiết và đúng đắn, phù hợp với chủ trương, định hướng chính sách tăng cường hỗ trợ phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.
1.3.2.1. Phát triển tín dụng đối với DNNVVgóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
ngân hàng
Các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, thu lợi nhuận chủ yếu từ việc cho vay. DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổng số các doanh nghiệp ở nước ta, vì vậy nếu ngân hàng khai thác hiệu quả
nguồn thu từ việc tạo vốn cho các DNNVV sẽ có điều kiện tăng lợi nhuận.
1.3.2.2. DNNVVgóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế truớc áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là với các đối thủ ngân hàng nuớc ngoài. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam là phải tiến hành ngay công cuộc đổi mới một cách toàn diện, một trong những nội dung quan trọng là hoạt động tín dụng - một hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn (70% - 80%) trên tổng tài sản có sinh lời và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, chất luợng tín dụng của các NHTM Việt Nam còn kém, tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu khá cao. Đặc biệt là các NHTM nhà nuớc trong cơ cấu các
khoản mục cho vay, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nuớc là chủ yếu - một thành phần
kinh tế hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, buớc vào hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu tiếp tục gia tăng từ khu vực này là điều khó tránh khỏi. Tình trạng này đòi hỏi các NHTM cần phải chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tu cho vay, mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (mà chủ yếu là các DNNVV và kinh tế tu nhân) nhằm phân
tán rủi ro giúp các ngân hàng vừa mở rộng vừa nâng cao chất luợng tín dụng.
1.3.2.3. DNNVV làm phong phú thêm thị trường của các ngân hàng
Tuy hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, giao dịch vay vốn ngân hàng của mỗi DNNVV không quá lớn nhung với số luợng đông đảo, các DNNVV sẽ trở thành những khách hàng mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.. Mặt khác, thị truờng tài chính Việt Nam đang phát triển tuơng đối thuận lợi, riêng thị truờng chứng khoán tuy đang trong quá trình xây dựng phát triển với nhiều biến động nhung vẫn đuợc đánh giá là có tiềm năng phát
triển tốt, điều đó dự báo trong tuơng lai gần các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tốt khi cần huy động vốn sẽ không lựa chọn kênh tín dụng ngân hàng mà sẽ thông qua thị truờng chứng
khoán với chi phí thấp hơn, nguồn vốn ổn định hơn, thủ tục đơn giản hơn.. .Thực tế cũng cho
thấy, các doanh nghiệp lớn đang có xu huớng thành lập công ty tài chính, ngân hàng riêng để
phục vụ cho nhu cầu vốn của mình. Do đó ngân hàng không chỉ phải đối mặt với việc nguồn
hẹp cũng đang đến gần. Điều đó thúc đẩy các NHTM phải tìm kiếm thị trường ngách, trong đó thị trường đầy tiềm năng là DNNVV và khu vực kinh tế tư nhân.
1.3.2.4. Phát triển tín dụng đối với DNNVV là cần thiết đối với sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, khả năng thay đổi linh hoạt trong tổ chức và lĩnh vực kinh doanh cho phép DNNVV giữ được ổn định cả về số lượng và hiệu quả kinh tế, từ đó bảo đảm an toàn cho các giao dịch với ngân hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn khi gặp khủng hoảng thường phải thu hẹp sản xuất, sáp nhập, thậm chí phá sản gây ảnh hưởng bất lợi cho ngân hàng. Hơn nữa, theo xu hướng phát triển, các DNNVV đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Đặc biệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho dân cư, tăng GDP.
1.3.2.5. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVVmang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế
Một mặt, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV thúc đẩy sự phát triển của chính các doanh nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNNVV đối với Nhà nước. Ngoài ra, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực của mình và tìm các biện pháp để có thể huy động vốn, tăng cường tập trung, tích tụ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, từ đó mọi nguồn lực về vốn đã được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua việc áp dụng những ưu đãi tín dụng, nhà nước khuyến khích DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu nhập quốc dân.
Tín dụng ngân hàng cũng góp phần làm tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông vì các ngân hàng thương mại thường xuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đưa vào sản xuất kinh doanh thông qua việc cho các doanh nghiệp vay, trong đó DNNVV chiếm số lượng lớn. Các DNNVV cũng phân bố trên địa bàn rộng, sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, vì vậy phát triển tín dụng đối với DNNVV góp phần thực hiện điều hoà vốn trong nền kinh tế.