3.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực
điều hành và giám sát hệ thống ngân hàng thương mại
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung và Agribank nói riêng, NHNN cần thực hiện nhanh có hiệu quả chuơng trình cải tổ, cơ cấu lại ngành ngân
hàng Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, giúp DNNVV có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước cần chỉ đạo NHTM đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến DNNVV về cơ chế, chính sách tín dụng, lãi suất, để tránh tình trạng “cò” tín dụng nhằm có thể tập trung vốn cho những ngành sản xuất thương mại dịch vụ mà nhà nước đang khuyến khích phát triển.
Trên cơ sở rà soát lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển của hệ thống ngân hàng cho phù hợp với lộ trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
3.3.2.2. Hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay và xử lý TSĐB
Hiện nay, các TCTD đã được quyền chủ động lựa chọn, quyết định việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các tổ chức và cá nhân phù hợp với quy định của NHNN, nhưng “tổ chức tín dụng xem xét, quyết định” và “tự chịu trách nhiệm”. Về nguyên tắc, người vay phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, nếu người vay lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự theo luật định. Nếu nợ vay có tài sản đảm bảo nợ liên quan đến vụ án hình sự thì ngân hàng không c ó quyền xử lý tài sản đảm bảo hợp pháp để thu nợ mà cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản, cho là tang vật trong vụ án, phải xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.
Theo tôi, để NHTM dễ dàng cho DNNVV vay vốn và cho vay với tỷ lệ cao hơn thì NHNN cần có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải bảo hiểm tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay. Ngoài ra, khoản vay có tài sản đảm bảo này cũng cần phải được bảo hiểm rủi ro để giảm tổn thất cho NHTM trong trường hợp tài sản bị kê biên, NHTM có hồ sơ hợp pháp nhưng không thể tiến hành xử lý nợ.
Kết luận chương 3
Dựa trên các kết quả từ phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh, cùng với tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong phát triển TD đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong chương 3, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đi đôi với việc phát triển tín dụng đối với DNN&V, từ đó đề xuất những kiến nghị với NHNN, với Agribank và với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhầm giúp góp phần giảm bớt những khó khăn, hạn chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, khai thác tối đa lợi ích mà nhóm khách hàng tiềm năng này mang lại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
KẾT LUẬN
Ke từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai luôn khẳng định vai trò là một Chi nhánh chủ lực của hệ thống, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn vào kết quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bên cạnh mảng cho vay truyền thống là hộ sản xuất là cả nhân.
Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua tại Chi nhánh Nam Đồng Nai đã đem lại những kết quả khả quan. Qua đó, tạo động lực để Agribank Nam Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh còn chua tuơng xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động tín dụng chua toàn diện và tạo nhiều tiện ích để lôi kéo khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần tập trung làm tốt một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng sản phẩm tín dụng với các tiện ít hấp dẫn khách hàng hơn, chú trọng đến công tác maketing, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và phân tích tín dụng để phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tuơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của Chi nhánh.
Do đề tài thực hiện trong thời gian ngắn và một số hạn chế về tiếp cận số liệu và năng lực thực hiện nên luận văn còn nhiều thiếu sót và chua toàn diện. Để phân tích và đánh giá toàn diện, đầy đủ thực trạng hoạt động này nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện trong thời gian lâu hơn, số liệu đầy đủ hơn, nhất là số liệu điều tra, đánh giá nhu cầu của khách hàng. Do đó tôi thành thật mong quý thầy cô quan tâm đóng góp bổ sung những vấn đề chua đuợc đề cập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đồng Nal 2017, 2018, 2019.
2. Báo cáo tham luận của NHNN và các NHTM, DNNVV tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp khu vực TP.HCM tháng 4 năm 2019.
3. Báo cáo Agribank chi nhánh Nam Đồng Nai 2017, 2018, 2019.
4. Bùi Diệu Anh và các cộng sự (2009), “Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Phương Đông.
5. Nguyễn Đăng Dờn (2005), “Giáo trình Tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Văn Dương (2012), “Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng”. 7. Lương Đắc Định (2016), “Phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây”.
8. Nguyễn Văn Đức (2015), “Giải pháp phát Triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang”.
9. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê.
10.Nguyễn Minh Kiều (2013), “Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Tài chính.
11.Dương Hữu Hạnh (2012), “Quản trị Ngân hàng thương mai trong cạnh tranh toàn cầu”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
12.Trần Trọng Huy (2013), “Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
13.Trầm Thị Xuân Hương và các cộng sự (2013), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.
14. Lê Thị Mận (2014), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
15. Lê Thị Minh Tâm (2014), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải - Chi Nhánh Đà Nằng”.
16. Lê Văn Te (2013), “ Tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Lao động.
17. Nguyễn Văn Tiến (2015), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao động.
18. Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
19. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
20. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 Ve “Trợ giúp phát triển DNNVV” của Chính Phủ.
21. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 về “Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Chính phủ.
22. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện KH phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 của CP.
23. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh.. .và định hướng 2021 của CP.
24. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019, về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả năm 2019 của Thủ tướng
25. Nghị định 90/NĐCP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNN&V của CP. 26. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc Ban
hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng của NHNN.
27. Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22 tháng 01 năm 2014 về “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank” của Agribank.
28. Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09 tháng 03 năm 2017, “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank” của Agribank.
29. Tạp chí Ngân hàng, số 17 tháng 9/2018, trang 32, Giải pháp tiếp cận vốn vay ngân hàng cho DNNVV tiểu vùng Tây Bắc của Nguyễn Hữu Tài và cộng sự.
30. Thông tu 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 về “ Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với khách hàng” của NHNN
31. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 về “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” của NHNN.
Tài liệu Internet
1. Nguyễn Thị Hiền, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đăng ngày 26/11/2017, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-
doanh/ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-tiep-can-hieu-qua-nguon-von-tin-dung-ngan- hang-132227.html. Truy cập ngày 08/03/2019.
2. Nghiêm Xuân Thành, Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho khu vực doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Đăng ngày 30/08/2019;
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ttsk/ttsk chitiet?leftWidth=0%2
5&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV400909&rightWidth=0% 25¢erWidth=100%25&afrLoop=29465791751253577#%40%3F afrLoop%3D 29465791751253577%26centerWidth%3D100%. Truy cập ngày 15/09/2019.