Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng và chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIENNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐÒNG NAI 10598322-1285-234346.htm (Trang 33 - 41)

1.3.3.1. Đứng trên góc độ ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng NHTM được đánh giá cao khi và chỉ khi hoạt động tín dụng phải được hoàn trả vốn và lãi đúng hạn, vòng quay vốn tín dụng không ngừng được gia tăng và rủi ro tín dụng sẽ đ ược kiểm soát ở mức độ thấp nhất. Nhìn chung khi

đánh giá chất lượng tín dụng các nhà quản trị ngân hàng thông qua các chỉ tiêu cụ thể sau đây:

+ Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động (HSSDV)

HSSDV (%)= χN'''Cxdụ'7 .... x 100 Nguon vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng vốn tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động, tình hình cân đối giữa nguồn vốn với sử dụng vốn để cho vay, chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ ngân hàng thừa vốn, nhưng nếu quá cao thì ngân hàng có thể thiếu vốn nhưng mức độ rủi ro sẽ gia tăng, nên đòi hỏi các NHTM phải luôn duy trì một tỷ lệ hợp lý và cân đối thông thường chỉ tiêu này phải được kiểm soát và điều chỉnh ở mức từ 70% - 80%.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn (HSNQH)

Hệ số nợ quá hạn = Nợ quá ⅛⅛2, 3’4’ 5) x 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, NHTM khi cho vay phải thu hồi vốn và lãi đúng hạn. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp.

+ Tỷ lệ nợ xấu (HSNX)

Hệ số nợ xấu (%) = Nợ⅛⅞2,A 5)

x 100 Tong dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng yếu kém, theo thông lệ quốc tế chỉ tiêu này phải được kiểm soát trong phạm vi không quá 3 %. + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (HSDPRR) HSDPRR (%) = Dự p g hòn ru ' ro tín dụn g x 100 ^1SDPRR ( /o) x 100 TOng dư nợ trích dự phòng

Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng.

+ Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động của từng nghiệp vụ so với tổng thu nhập

HSTNNV = Thu nhập của từng hoạt động nghiệp vụ TOng thu

nhập

x 100

Chỉ tiêu này là cho biết cơ cấu thu nhập do từng hoạt động mang lại, từ đó có định hướng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

> Đứng trên giác độ người vay

Người đi vay là khách hàng chủ yếu của NHTM trong quan hệ tín dụng, là đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ tín dụng, vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng cần phải đảm bảo thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu của khách hàng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

Khả năng cung ứng vốn của NHTM đầy đủ và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng: không gây sự chậm trễ ách tắt về vốn gây ảnh h uởng đến kinh doanh nhu vi phạm hợp đồng kinh tế do NHTM giải ngân chậm trễ khi thanh toán hoặc bỏ qua những cơ hội quý báu trong kinh doanh.

Tín dụng phải đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích: trong quy trình tín dụng, cần phải kết hợp với kiểm tr a giám sát nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích theo nhu hợp đồng tín dụng đã đuợc ký kết.

Chi phí sử dụng vốn tín dụng hợp lý và chất luợng nghiệp vụ tín dụng phải hoàn hảo kể cả những dịch vụ khác kèm theo.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.3.4.1. Nhân tố chủ quan

+ Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất luợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, tạo cơ sở đối với việc kiểm soát quá trình cho vay, trên cơ sở đó sẽ xá c định khâu yếu kém cần điều chỉnh trong qua trình thực hiện và đề xuất các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất luợng tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng.

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của ngân hàng không những tác động đến quy mô tín dụng mà còn tác động rất lớn đến chất luợng tín dụng của ngân hàng, vì chính sách tín dụng còn bao gồm các nhu quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất...

Chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hòa lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của xã hội thì sẽ tạo được chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, chính sách tín dụng không tố t, không hợp lý, thì chất lượng tín dụng cũng sẽ không đảm bảo.

- Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất

Lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng tín dụng, là hạt nhân quan trọng của chính sách tín dụng của NHTM, lãi suất đầu vào và đầu ra quyết định đến chi phí và thu nhập của NHTM. Mọi sự thay đổi về lãi suất, cũng như sự điều chỉnh chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đều đặt NHTM vào tình trạng khó khăn trước sức ép cần phải thay đổi toàn bộ cấu trúc về tài sản cũng nh ư nguồn vốn của NHTM nhạy cảm với lãi suất nhằm đạt được sự tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế những tác động tiêu cực của lãi suất đến đời sống kinh doanh của NHTM có thể làm tăng chi phí nguồn vốn và giảm lợi nhuận của NHTM.

- Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng là yếu tố đầu tiên tác động vào tâm lý khách hàng khi có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút, xây dựng lòng tin của khách hàng. Từ đó có thể giữ được những khách hàng truyền thống và thiết lập được một lượng khách hàng mới cho ngân hàng.

Công nghệ và kỹ thuật đóng vai trò sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, mọi hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nền tảng công nghệ thông ti n, nó quyết định chất lượng hoạt động của ngân hàng, đồng thời quyết định rất lớn đến việc quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng

tiên tiến, con người có đóng góp rất lớn đến thành công của ngân hàng. Hoạt động tín

dụng đòi hỏi cán bộ phải có trình độ tổng quát, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn

đề, có

khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách khéo léo. Đối với cán bộ t ín dụng, khi

làm việc phải có sự nhạy bén, linh hoạt xử lý mọi vấn đề, không áp dụng nguyên tắc một

cách máy móc, cứng nhắc để có thể vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo an

toàn và

khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đây không chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ mà nói

đúng hơn nó là một nghệ thuật trong kinh doanh.

- Năng lực của ngân hàng trong công tác phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là việc ngân hàng xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn cụ thể của khách hàng nhằm đánh giá khả năng thu nợ và lãi nếu ngân hàng đồng ý tài trợ để quyết định cho vay hay không. Do đó, khi cấp tín dụng cho khách hàng, điều ngân hàng quan tâm nhất không phải là giá trị tài sản đảm bảo mà chính là khả năng hoàn trả nợ và các rủi ro đi kèm. Trong quá trình quyết định cấ p tín dụng, ngân hàng cố gắng thay thế những cảm nhận chủ quan về người đi vay bằng những lý lẽ khoa học, những con số thực tế được lượng hóa về các mặt của người đi vay

Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng và dự án đầu tư có hợp lý hay không. Nếu thủ tục rườm rà, các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra quá khắt khe, không phù hợp với thực tế thì sẽ có rất ít các doanh nghiệp bảo đảm thoả mãn được yêu cầu của ngân hàng. Điều đó gây cản trở cho ngân hàng trong việc thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô tín dụng. Ngược lại, nếu quy trình điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể sẽ khiến cho ngân hàng sai lầm trong việc ra quyết định cấp tín dụng, dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động các NHTM phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện công tác phân tích tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

- Thông tin tín dụng

nào. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để phân tích tín dụng được chính

xác, hỗ trợ việc ra quyết định tín dụng đúng đắn, trước hết ngân hàng phải nắm bắt được

nhiều thông tin về khách hàng và phương án hoạt động kinh doanh của họ, cùng với các

thông tin về thị trường và tất cả các thông tin chính thức và phi chính thức có liên quan

đến công tác phân tích tín dụng đối với khách hàng. Thông tin càng nhiều, càng chính

xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho công tác phân tích tính dụng và ra quyết định tín dụng, đồng thời hỗ trợ việc kiểm tra giám sát vốn vay trước, trong và sau giải ngân,

xử lý

các tình huống phát sinh,... cho đến khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ đã cam kết

với ngân

hàng. Thông tin chính xác kịp thời đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều

chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân

hàng.

- Kiểm tra, giám sát nội bộ

Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng. Kiểm tra, giám sát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cơ chế bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Như vậy, bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín của khách hàng hoặc bên thứ ba, để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả nợ vay ngân hàng của khách hàng. Do đó, bảo đảm tiền vay trước hết là đảm bảo chất

lượng tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó, một cơ c hế bảo đảm tiền vay thông thoáng, hợp lý, hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng sẽ giúp cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thuận tiện và dễ dàng hơn, qua đó giúp ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng.

+ Các nhân tố thuộ c về DNNVV

- Năng lực kinh doanh của DNNVV

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của NHTM vào quá trình kinh doanh. Cùng với vốn tự có, vốn tín dụng của NHTM được sử dụng cho những mục tiêu kinh doanh do các nhà quản lý doanh nghiệp quyết định, tạo khố i lượng tài sản mà khách hàng đang trực tiếp nắm giữ và khai thác trong kinh doanh. Nếu năng lực kinh doanh yếu kém, công nghệ lạc hậu, hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích...dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối, nguy cơ phá sản nên không trả được nợ, gây hậu quả nghiêm trọng đến NHTM.

- Năng lực quản trị tài chính của DNNVV

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại hay hoạt động kém hiệu quả của DNNVV chính là do năng lực quản trị tài chín h hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định, phối hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, năng lực quản trị tài chính của DNNVV là một trong những yếu tố chính ản hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.

1.3.4.2. Nhân tố khách quan + Môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp lý ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng, đồng thời NHTW có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia. Bởi vì nếu hoạt động tín dụng kém hiệu quả hoặc sự tăng trưởng tín

dụng thiếu lành mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh huởng đến sự sống còn của NHTM mà còn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

+ Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên biến động nhu thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn... là những yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả kinh doanh của các khách hàng của NHTM. Khi khách hàng của NHTM lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh đình đốn, thất thoát tài sản thì nguy cơ truớc mắt là không đủ khả năng tài chính để hoàn trả nợ và lãi cho NHTM, dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM là một điều kiện không tránh khỏi

+ Môi trường kinh tế

Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng nhu doanh nghiệp chịu ảnh huởng rất nhiều của môi truờng này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều huớng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ nhu hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh huởng của môi truờng kinh tế trong nuớc mà cả môi truờng kinh tế quốc tế. Những tác động do môi truờng kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối v ới ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh huởng tới chất luợng tín dụng ngân hàng.

Kết luận chương 1

Trong chuơng này luận văn đã nêu lên một cách khái quát về cơ sở lý luận về DNN&V và tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. DNNVV là một thành phần rất quan trọng, là hạt nhân cho quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong nền kinh tế thị truờng, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nuớc, các DNNVV ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của mình và ngày càng có nhiều đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển của đất nuớc. Để có thể phát triển tốt hơn, các DNNVV cần đuợc hỗ trợ từ nhiều mặt, trong đó vốn là quan trọng nhất. Với chức năng vốn có của

mình, bên cạnh việc mở rộng tín dụng ngân hàng về lượng cũng như nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIENNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐÒNG NAI 10598322-1285-234346.htm (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w