Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIENNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐÒNG NAI 10598322-1285-234346.htm (Trang 91 - 92)

3.3.1.1. Tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ỗn định

Ve nguyên tắc, các thành phần kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng nếu trong môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ không thể hoạt động có hiệu quả. Các nước đã từng thành công trong phát triển khu vực DNNVV đã cho thấy rằng cần phải tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn địn h thì doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng mới có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình.

Để nâng cao khả năng cung ứng vốn vay của hệ thống ngân hàng, nhìn từ khía cạnh vĩ mô, nhà nước nên thiết lập những chính sách phù hợp với các điều kiệ n vĩ mô, đặc biệt là tạo sự tin cậy cho hệ thống ngân hàng. Nhà nước cũng cần duy trì tính ổn định của chính sách tài chính tiền tệ nhằm tạo môi trường ổn định và về lâu dài để các doanh nghiệp và ngay cả ngân hàng yên tâm hoạt động. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng khuyến khích đầu tư kinh doanh lành mạnh, giảm chi phí, thời gian cho các chủ thể kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của DNNVV.

3.3.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống cơ chế chính sách liên quan tới hoạt

động ngân hàng

Hoàn chỉnh hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng là điều cần thiết. Để xây dựng một hành lang pháp lý có hiệu quả, luật và các văn bản pháp lý phải mang tính đồng bộ (như luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp, các quy định về hợp đồng, tài sản, đặc biệt là tài sản đảm bảo) có tính đến đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp nhằm tạo một sân chơi bình đẳng, thông thoáng, khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, xóa bỏ tình

trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về tín dụng, thuế, đất đai và các uu đãi khác.

Bên cạnh đó, nhà nuớc cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về ngân hàng và tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật tài chính, củng cố và phát triển các thị truờng dịch vụ nhằm tạo dựng môi truờng thuận lợi và thích ứng với xu huớng phát triển của nền kinh tế thị truờng.

Ngoài ra, nâng cao vai trò của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị truờng, các quan hệ tài sản dựa trên quyền sở hữu, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ thuờng trao hai quyền cơ bản cho chủ nợ gồm:

- Cho phép chủ nợ có quyền phong toả tài sản của con nợ, bán các tài sản này và đầu tu số tiền này vào các hoạt động khác có hiệu quảhơn khi con nợ mất khả năng thanh toán và không thể phục hồi.

- Cho phép chủ nợ kiểm soát các hoạt động quản lý của con nợ trong truờng hợp con nợ đang có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán. Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ nói chung và bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng hoặc thúc đẩy (tro ng truờng hợp phù hợp với nhu cầu của thực tiễn) hoặc

kìm hãm (trong truờng hợp nguợc lại) sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIENNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐÒNG NAI 10598322-1285-234346.htm (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w