Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay DNN&V tại Agribank - Nam Đồng Nai
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
Du nợ cho vay DNNVV 1,92
3 ĩõõ" 7 2,25 1ÕÕ" 9 2,35 100^
những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể làm ngân hàng phá sản. Tuy nhiên nợ quá hạn không phải là một tiêu chuẩn cứng nhắc mà nhìn vào đó có thể nói rằng ngân hàng cho vay có hiệu quả hay không. Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh Nam Đồng Nai đuợc thể hiện qua bảng 2.9.
Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy nợ quá hạn đối với DNN&V qua các năm nhu sau: năm 2017: 15 tỷ đồng; chiếm 0,78%; năm 2018 là 11 tỷ đồng, chiếm 0,48% và tuơng tự năm 2019 là 9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nợ quá hạn là 0,38%. Những con số trên đây nói lên rằng tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNN&V có xu huớng giảm và ở mức thấp. việc cho vay và mở rộng TD đối với loại hình khách hàng này là đáng tin cậy và tuơng đối khả quan, an toàn.
Sở dĩ nhu vậy là do trong những năm qua, Chi nhánh đã có những biện pháp cụ thể, có hiệu quả để khắc phục nợ quá hạn và kết quả là tỷ lệ đã giảm từ 0,78% năm 2017 xuống còn 0,48% năm 2018 và 2019 chỉ còn 0,38%. Đây là một thành tích đáng ghi nhận trong công tác TD của Chi nhánh. Chi nhánh đã biết chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đã có những lần giảm lãi suất cho vay thông thuờng tùy thuộc vào thời gian và mức xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn đuợc cải thiện còn do tập thể cán bộ đã cố gắng làm tốt công tác tín dụng từ khâu thẩm định khách hàng đến việc giám sát quản lý vốn vay, phân tích, đánh giá các phuơng án dự án sản xuất kinh doanh để cho vay nên rủi ro do doanh nghiệp không trả ngân hàng giảm, nâng cao chất luợng tín dụng cho ngân hàng.
Tình hình nợ xấu đối với DNN&V tại Chi nhánh Agribank Nam Đồng Nai trong những năm 2017 đến 2019 giảm đáng kể.
Tỷ lệ nợ xấu đối với DNN&V tại Chi nhánh là khá thấp so với mức cho phép cũng nhu tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống. Năm 2017 là 12 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,62% du nợ DNN&V, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,39% và chỉ còn 0,25% vào năm 2019.
Điều đó cho thấy Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất luợng tín dụng, tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng an toàn hơn.
Chất luợng cho vay đuợc nâng cao cũng là do Chi nhánh là áp dụng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ trên toàn hệ thống Agribank. Agribank đã ban hành hệ thống xếp hạng nội bộ để làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng và từ đó ban hành chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tuợng khách hàng.
Một nguyên nhân khác cũng cần đề câp, đó là NH đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu đua ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán.
2.2.7 Tỷ lệ cho vay có TSĐB
Qua bảng số liệu 2.10 duới đây cho thấy lệ du nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có tài sản đảm bảo luôn ở mức rất cao. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh luôn thận trọng trong việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay trung và dài hạn. Năm 2017, tỷ lệ này là 98%, năm 2018 là 99% và sang năm 2018 là 98,5%.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNN&V theo phương thức đảm bảo tại Agribank - Nam Đồng Nai
Du nợ có TSĐB 1,88 4 98 2,23 4 99 2,32 3 98, 5 Du nợ không có TSĐB 3 9^ 2 23 T 36^
Cùng như nhiều ngân hàng khác, điều kiện để cho vay không có tài sản đảm bảo của Chi nhánh rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp phải đạt được các điều kiện sau: Xep hàng tín dụng từ AA- trở lên, hệ số nợ ở dưới 2,5, không có nợ gốc quá hạn tại Agribank, không có nợ nhóm 2 tại các tổ chức tín dụng khác trong thời gian một năm gần nhất và cung cấp báo cáo tài chính được kiểm toán lập tại thời điểm gần nhất theo quy định của pháp luật kế toán.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ cao hơn, vì thế dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo cũng cần được Chi nhánh cân nhắc và chú trọng quan tâm hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào cho vay có tài sản đảm bảo cũng an toàn hơn cho vay không có tài sản đảm bảo, mức độ khả thi của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực sử dụng vốn mới thực sự là điều quan trọng đảm bảo cho khoản tín dụng tránh rủi ro, tổn thất. Vì vậy chi nhánh nên nới lòng chính sách về tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và quan tâm tới hình thức cho vay tín chấp nhiều hơn nữa để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn ngân hàng ngày càng sâu rộng. Tất nhiên là có chọn lọc đối với các doanh nghiệp có uy tín, có tình hình kinh doanh tốt, có hiệu quả và có năng lực.
2.2.8 Trích lập dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ sau xử lý
- Năm 2019 toàn Chi nhánh đã trích lập DPRR tín dụng thông thường 16.673 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể 8.212 triệu đồng, dự phòng chung 8.461 triệu đồng.
- Trong năm Chi nhánh đã XLRR nợ thông thường số tiền 4.057 triệu đồng.
Tổng số thu nợ XLRR năm 2019 là 11.171 triệu đồng, đạt 221% kế hoạch Agribank giao năm 2019, trong đó thu nợ gốc: 5.191 triệu đồng và thu nợ lãi: 5.980 triệu đồng.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNN&V CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI
2.3.1. Ket quả đạt được
Những năm qua với những biện pháp điều hành có tính chiến lược, năng động, hiệu quả của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Chi nhánh Agribank - Chi nhánh Nam Đồng Nai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNN&V nói riêng như sau:
+ Dư nợ và doanh số cho vay DNN&V gia tặng trong giai đoạn 2017 - 2019, hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt mức tăng trưởng cao (17,4% năm 2018; 4,5% năm 2019). Đây là con số đáng thích lệ Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này cũng phản ánh những nỗ lực của Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động tín dụng đối với DNN&V, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, giảm rùi do trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Những chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt đã giúp cho Chi nhánh vừa giữ được khách hàng truyền thống, vừa thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.
+ Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự gia tăng đáng kể ở tỷ trọng tín dụng ngắn hạn (2017: 60%; 2018: 62%; 2019: 65%). Các khoản cho vay ngắn hạn là khoản có chất lượng ổn định và có xu hướng tăng so với các khoản cho vay trung, dài hạn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và thu nhập từ hoạt động cho vay của chi nhánh. Qua đó cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao và khả năng tiếp cận vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng, chứng tỏ năng lực tài chính cùng với khả năng lập dự án, phương án vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng chất lượng, khả thi, thuyết phục được nguồn tài trợ từ phía ngân hàng.
+ Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNN&V có sự gia tăng, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của các Chi nhánh. Nhìn chung có thể
kết luận khả năng sinh lời của các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh có xu huớng gia tăng và khá ổn định, do đó hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đem lại những hiệu quả nhất định, tạo tiền đề để chi nhánh tiếp tục phát triển hoạt động này trong thời gian tới.
+ Chất luợng các khoản cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh đuợc kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là rất thấp đối với một Chi nhánh có quy mô du nợ lớn nhu Agribank - Chi nhánh Nam Đồng Nai. Điều này đã cho thấy Chị nhánh buớc đầu đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản cấp tín dụng cũng nhu năng lực nâng cao chất luợng công tác thẩm định cho vay để lựa chọn và cho vay đối với doanh nghiệp uy tín, các phuơng án vay vốn hiệu quả góp phần làm giảm nợ quá hạn xuống một cách đáng kể, nâng cao chất luợng và hiệu quả tín dụng của Chi nhánh.
+ Hoạt động tín dụng cho các DNN&V giúp Chi nhánh mở rộng đuợc thị phần vừa phát triển đuợc các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của chi nhánh. NH luôn nhất quán chủ truơng đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đối xử bình đẳng với mọi khách hàng. Cụ thể tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà hầu hết nằm ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đây là đối tuợng khách hàng có số luợng lớn, năng động, giàu tiềm năng trong khi còn rất thiếu vốn. Cấp tín dụng cho khách hàng này để tạo đông lực và khuyến khích họ tiến hành các phuơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả, dự án khả thi là mục tiêu của ngân hàng. Đồng thời cũng phải tăng cuờng quản lý tín dụng, khắc phục tình trạng gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ để giảm nợ quá hạn. Nhất quán chủ truơng trên và là điều kiện truớc tiên để có thể phấn đấu nâng cao chất luợng tín dụng đối với DNN&V.
+ Việc gia tăng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giúp cho Chi nhánh có điều kiện nâng cao trình độ, khả năng tiếp cận khách hàng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng.
+ Trong năm Chi nhánh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, triển khai các văn bản chỉ đạo của Agribank đầy đủ kịp thời, Chi nhánh duy trì và hoạt động hiệu quả Tổ thu hồi nợ xấu. Giám đốc Chi nhánh làm tổ trưởng tổ thu hồi nợ xấu, thành viên là lãnh đạo phòng kế hoạch - kinh doanh và tất cả cán bộ tín dụng có nợ xấu cao.
+ Định kỳ Tổ thu hồi nợ tiến hành họp để phân tích thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng phương án thu hồi nợ xấu, nợ xử lýrủi ro, nợ lãi tồn đong, nợ tiềm ẩn rủi ro.. .của từng trường hợp cụ thể nhằm thu hồi và hạn chế nợ xấu phát sinh, thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC, nợ lãi tồn đọng, nợ tiềm ẩn rủi ro của toàn Chi nhánh. Kết quả phân tích và giải pháp thực hiện được tổng hợp bằng văn bản và giao nhiệm vụ cụ thể từng cán bộ có liên quan để tổ chức thực hiện.
+ Tập trung tìm kiếm, lựa chọn khách hàng để đảm bảo mở rộng, tăng trưởng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn. Chú trọng phát triển khách hàng pháp nhân, cá nhân vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Quyết liệt xử lý để thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn, nợ xấu, áp dụng các biện pháp, giải pháp phù hợp với từng đối tượng khách hàng; trường hợp cần thiết phải khởi kiện để thu hồi nợ, chi nhánh đã thực hiện ngay khi khách hàng vi phạm hợp đồng, gồm cả việc vi phạm lãi suất theo phân kỳ
Nhờ vậy nợ xấu của Chi nhánh đến 31/12/2019 chỉ chiếm tỷ lệ 0,25% tổng dư nợ. Nợ nhóm 2 cũng ở mức thấp chiếm tỷ lệ 0,38 % trên tổng dư nợ.
+ Tạo mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan tòa án, thi hành án để xử lý nhanh, triệt để các khoản nợ tồn đọng lâu ngày. Nhìn chung công tác xử lý thu hồi nợ qua khởi kiện năm 2018 có kết quả tốt. Trong năm 2018, chi nhánh đã kết hợp với cơ quan thi hành án cưỡng chế và bàn giao hai tài sản thành công cho bên trúng đấu giá, hiện đang chờ cơ quan thi hành án hoàn tất thủ tục chuyển tiền về Chi nhánh để thu hồi nợ.
+ Chi nhánh đã tích cực, chủ động bám sát các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của NHNN, UBND tỉnh Đồng Nai và của Agribank để xây dựng phương hướng, mục tiêu
nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh phù hợp; đồng thời triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản, chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
+ Nhận thức đúng những khó khăn, thử thách, đồng thời đề ra những giải pháp hữu hiệu, sát với tình hình thực tế; trong quá trình thực hiện luôn điều chỉnh chỉ tiêu, giải pháp cho phù hợp với thực tế hơn nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Chi nhánh đã chủ động bám sát các chủ truơng, nhiệm vụ, giải pháp của Agribank Nam Đồng Nai, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phuơng để xây dựng mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh phù hợp. Tổ chức hội nghị nguời lao động 2 cấp năm 2019 để bàn biện pháp nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn thể CBVC trong đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh.
+ Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện phuơng án kinh doanh năm 2019 tại các chi nhánh để thống nhất mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh, từ đó xác lập lại các giải pháp phù hợp và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nên đã phát huy hiệu quả. Xây dựng và giao kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng quý cho các chi nhánh, phòng giao dịch, và từng CBVC kịp thời để chủ động trong thực hiện kế hoạch kinh doanh.
+ Triển khai và thực hiện nghiêm túc cơ chế quản lý điều hành và các chính sách tín dụng của NHNN theo Thông tu 39/2016/TT-NNW, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ- HĐTV ngày 15/01/2019 của Chủ tịch HĐTV Agribank về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2019.
- Công tác quản trị, điều hành tiếp tục đuợc đổi mới, điều hành linh hoạt phù hợp diễn biến của thị truờng với quyết tâm rất cao, nâng cao vai trò chủ động sáng tạo từ Hội sở đến các chi nhánh trực thuộc, tạo đuợc sự đồng thuận thống nhất cao trong triển khai, tổ chức thực hiện. Đảm bảo kỷ cuơng, kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc của cán bộ trong giao dịch chuyển biến rõ rệt.
+ Chấp hành tốt các chủ truơng chính sách của Nhà nuớc, Chính phủ, NHNN; Chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng; Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của một NHTM nhà nuớc trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp
nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong