THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠ

Một phần của tài liệu 1273_234254 (Trang 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠ

AGRIBANK - CN NAM ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2019

2.2.1 Các văn bản quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn củaAgribank Agribank

Các hoạt động huy động vốn của Agribank đều đuợc hoạch định dựa trên các yêu cầu của Nhà nuớc, Quốc hội và NHNN ban hành. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 và các văn bản duới luật quy định về hoạt động huy động vốn nhu Thông tu 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm, Thơng tu 49/2018/TT-NHNN về tiền gửi có kỳ hạn, Thơng tu 02/2019/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tu số 23/2014/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng.

Dựa trên quy định của Luật và các văn bản duới luật liên quan, Agribank hội sở đã ban hành một số văn bản sử dụng trong hoạt động huy động vốn của hệ thống gồm:

V Quyết định 595/QĐ/NHNo-TCKT ngày 18/4/2017 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam “Về ban hành Quy định mở và sử dụng tài khoản thanh toán trong hệ thống Agribank

V Qui định 655/QĐ/HĐTV ngày 15/8/2019 của Hội đồng thành viên Agribank về việc ban hành “Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.

V Qui định 656/QĐ/HĐTV ngày 15/8/2019 của Hội đồng thành viên Agribank về việc ban hành “Quy định về tiền gửi có kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.

V Quyết định 1519/QĐ/NHNo-NCPT ngày 31/7/2020 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam “Về ban hành Quy định Mau đăng ký thông tin khách hàng, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản trong hệ thống Agribank”

Hệ thống văn bản quy định về hoạt động huy động vốn do Agribank ban hành quy định chặt chẽ các nghiệp vụ, quy trình liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và các quy định về phát hành giấy tờ có giá của hệ thống Agribank. Các quy định trên đuợc ban hành có ý nghĩa quan trọng về mặt nghiệp vụ gồm: (1) chuẩn hóa nghiệp vụ huy động vốn trên tồn hệ thống, (2) chuẩn hóa các thủ tục phải thực hiện khi huy động vốn; (3) hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát quá trình huy động của hệ thống ngân hàng.

Tất cả những chính sách huy động vốn của Agribank đều đuợc CN tuân thủ chặt chẽ với những nguyên tắc sau:

Luôn luôn tuân thủ quy định do Hội sở ban hành, bám sát kế hoạch kinh doanh đuợc phân bổ để xây dựng có biện pháp thu hút vốn hợp lý trong từng thời kỳ.

Nhân tố nhân sự đóng vai trị quan trọng trong cơng tác huy động vốn của ngân hàng thể hiện qua việc cán bộ, cơng viên chức cần đuợc khuyến khích thực hiện tốt cơng việc và nhiệm vụ HĐV cũng nhu các vật chất khác để thúc đẩy quá trình huy động vốn diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

2.2.2 Các hình thức huy động vốn tại Agribank - CN Nam Đồng Nai

Agribank CN Nam Đồng Nai huy động vốn duới hai hình thức là thơng qua tiền gửi các loại và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, huy động vốn thơng qua phát hành giấy tờ có giá đuợc triển khai theo từng chuơng trình Hội sở thực hiện. Hoạt động huy động vốn thuờng xuyên của CN là thông qua các sản phẩm tiền gửi. Các sản phẩm huy động vốn, đặc tính và các quy định liên quan đuợc trình bày cụ thể trên website của Agribank. Trong đó, danh mục sản phẩm tiền gửi của Agribank có tổng cộng 10 sản phẩm với nhiều đặc điểm, lợi ích khác nhau. Đặc biệt, Agribank cũng đã triển khai tiền gửi trực tuyến đối với những khách hàng có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngồi sản phẩm tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, Agribank cịn có tiền gửi tiết kiệm gửi góp theo định kỳ/khơng theo định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm

học đường và tiết kiệm hưu trí nhằm phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng nhóm đối tượng khách hàng theo từng độ tuổi.

Chính sách lãi suất huy động đối với nhóm tiền gửi cũng khá đa dạng về kỳ hạn và được phân chia dựa theo đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp. Biểu lãi suất huy động vốn chưa được phân theo từng sản phẩm mà áp dụng chung cho các sản phẩm. Điều này làm cho tính cạnh tranh và phân hóa của danh mục sản phẩm tiền gửi chưa cao.

Agribank đã chú trọng triển khai đa dạng danh mục sản phẩm tiền gửi dựa trên mục đích và các đặc tính khác nhau của sản phẩm. Tuy nhiên, chính sách lãi suất lại không được xây dựng theo từng sản phẩm mà áp dụng chung, chỉ thay đổi theo kỳ hạn. Chính sách lãi suất tiền gửi được cập nhật theo từng thời kỳ tùy thuộc vào biến động thị trường và chính sách huy động vốn của Agribank.

Ở góc độ CN, Agribank CN Nam Đồng Nai có thể sử dụng chi phí hoạt động như triển khai thêm các chương trình khuyến mãi, quà tặng hoặc tặng thêm lãi suất cho những khách hàng có quy mơ tiền gửi lớn, thời gian dài nhằm tăng khả năng thu hút và thiết lập hệ thống khách hàng trung thành trên địa bàn hoạt động.

Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản, CN có thể vay vốn từ Hội sở để đảm bảo khả năng thanh khoản. Điều này làm cho nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả cũng như đảm bảo an tồn hoạt động cho hệ thống Agribank nói chung và Agribank CN Nam Đồng Nai nói riêng.

2.2.3 Thực trạng phát triển huy động vốn tại Agribank - CN Nam Đồng Nai

2.2.3.1 Quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Thực trạng phát triển huy động về quy mô tại Agribank CN Nam Đồng Nai được phản ánh thơng qua kết quả phân tích tốc độ tăng trưởng vốn huy động và thị phần huy động của CN trên địa bàn hoạt động. Trong đó:

Thực trạng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Agribank CN Nam Đồng Nai được thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguôn vốn huy động của Agribank CN Nam Đồng Nai

Nguồn: Agribank CN Nam Đồng Nai

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy quy mơ nguồn vốn huy động của Agribank CN Nam Đồng Nai ngày càng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá của CN đạt 6,994 tỷ đồng, tăng 7.9% so với năm 2016. Nguyên nhân là để đạt được kết quả trên là do uy tín của ngân hàng trên thị trường với lợi thế là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động lâu năm trên thị trường. CN thực hiện các chương trình quay số trúng thưởng dành cho khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm tại CN vào tháng 2, tháng 6 và tháng 12. Bên cạnh đó, năm 2017, chi nhánh cũng triển khai 02 đợt phát hành chứng chi tiền gửi với thời gian linh hoạt 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng có lãi suất huy động cao hơn so với tiền gửi thơng thường theo chương trình của Hội sở. Đến năm 2018, nguồn vốn huy động của CN chỉ đạt 7,158 tỷ đồng, tăng 2.3% so với năm trước và đạt 98% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do có sự tham gia thị trường của nhiều NHTM cổ phần trên địa bàn huyện Long Thành. Bên cạnh đó, nhóm NHTM cịn đưa ra chính sách lãi suất hấp dẫn, cao hơn so với chi nhánh. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được các NHTM cổ phần thực hiện tốt hơn như khi khách hàng có sổ tiết kiệm đến hạn sẽ được nhân viên gọi điện nhắc, có biến động lãi suất trong trường hợp không đến rút sổ sẽ được nhân viên thông báo với khách hàng. Ngoài ra, tùy theo cấp độ khách

65% hàng mà các NHTM cổ phần cịn có gửi tin nhắn hoặc quà tặng cho khách hàng vào68% 70% 67% các dịp tết, sinh nhật...Trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn hoạt động, Agribank CN Nam Đồng Nai đã có những thay đổi về chính sách huy động, chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đặc biệt, Agribank - CN Nam Đồng Nai luôn phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm phát triển quỹ đất nhằm nắm bắt các cơng trình, dự án giải tỏa đền bù đối với hộ gia đình nằm trong vùng quy hoạch để vận đồng gửi tiền nhằm tăng trưởng số dư nguồn vốn huy động. Kết quả năm 2019, vốn huy động của chi nhánh tăng mạnh lên 8,647 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 20.8%, vượt 15% so với kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy những thay đổi của chi nhánh trong công tác huy động vốn đã phát huy hiệu quả.

Như vậy, phân tích chỉ tiêu quy mơ vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động cho thấy mặc dù quy mô vốn huy động tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm chưa ổn định, đặc biệt ở mức khá thấp chỉ đạt 2.3% trong năm 2018. Kết quả này phần nào việc phát triển hoạt động huy động vốn của chi nhánh chưa thực sự ổn định.

2.2.3.2 Mức tăng trưởng thị phần huy động của ngân hàng

Cùng với sự thay da đổi thịt của kinh tế huyện Long Thành, thị trường ngành ngân hàng tại huyện Long Thành có sự thay đổi nhanh chóng bắt đầu từ cuối năm 2012 đầu năm 2013. Không chỉ các NHTM Nhà nước tham gia vào thị trường mà các NHTM cổ phần cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa bàn huyện Long Thành. Các NHTM cổ phần không chỉ mở chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp huyện mà cịn có chính sách phí, chính sách lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt, nhiều NHTM cổ phần miễn phí chuyển tiền nội mạng, ngoại mạng; miễn phí nộp tiền mặt vào tài khoản trong cùng hệ thống trên một địa bàn. Trong khi Agribank CN Nam Đồng Nai vẫn thu phí chuyển khoản và nộp tiền mặt dù cùng địa bàn mà khác chi nhánh. Điều này đã làm cho nhiều khách hàng chuyển dịch một phần hoặc tồn bộ tiền gửi thanh tốn qua các NHTM cổ phần. Các NHTM cũng chú trọng đến hoạt động xúc tiến truyền thơng như xây nhà tình nghĩa, học bổng cho học sinh có hồn cảnh khó khăn. và đặc biệt có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nên đã thu hút được khách hàng làm cho thị phần của Agribank CN Nam Đồng Nai bị thu hẹp dần trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện qua biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Thị phần huy động vốn của Agribank - CN Nam Đồng Nai

120% 100% 80% 60% 40% 20% 0%

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Nam Đồng Nai Biểu đồ 2.2 cho thấy thị phần huy động vốn của Agribank - CN Nam Đồng Nai có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2016 - 2018 và đã được cải thiện trong năm 2019. Cụ thể, năm 2016, chi nhánh chiếm tỷ trọng 35% tổng vốn huy động của các NHTM trên huyện Long Thành. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 32% năm 2017 và còn lại 30% vào năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc Agribank CN Nam Đồng Nai đã bị mất thị phần đáng kể vào các NHTM khác trên địa bàn hoạt động. Mặc dù quy mô nguồn vốn không ngừng tăng lên theo thời gian nhưng thị phần huy động giảm sút trong giai đoạn 2016- 2018 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn. Mặc dù khơng có lợi thế về mạng lưới cũng như thương hiệu so với Agribank nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, Á Châu... đang khá thành công trong việc huy động vốn thông qua việc thực hiện thường xuyên các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, áp dụng đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động vốn, đặc biệt là chính sách lãi suất, phí cạnh tranh so với các ngân hàng có vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó, khi số lượng ngân hàng trên địa bàn ngày càng cao, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn và vì chính sách chăm sóc khách hàng của chi nhánh chưa thực sự tốt nên đã có một số khách hàng truyền thống của chi nhánh chuyển sang gửi tiền ở

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọngTỷ tiềnSố Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng KKH 608 9.4% 530 7.6% 634 8.9% 975 11.3 % Có kỳ hạn dưới 12 tháng 5,744 88.6% 5,188 74.2% 5,103 71.3% 5,268 60.9 %

ngân hàng khác. Trước tình hình đó, chi nhánh đã có những thay đổi phù hợp nên đến năm 2019, Agribank CN Nam Đồng Nai chiếm 33% nguồn vốn huy động trên địa bàn, tăng 3% so với năm trước. Việc giữ vững thị phần tạo cơ sở để gia tăng thị phần huy động vốn là điều Agribank CN Nam Đồng Nai cần phải quan tâm thực hiện trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc thị phần có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 - 2018 là thực tiễn chứng minh nếu Agribank CN Nam Đồng Nai khơng có những thay đổi phù hợp với nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển hoạt động huy động vốn về quy mô.

2.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá phát triển về đa dạng nguồn vốn huy động

* Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giúp đánh giá mức độ đa dạng và ổn định của nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cơ cấu nguồn tiền gửi theo kỳ hạn tại CN được thể hiện qua bảng 2.3. Tại Agribank CN Nam Đồng Nai, nguồn vốn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ trọng thấp nhất là 61%. Đứng thứ hai là loại tiền gửi từ 12 tháng đến 24 tháng với tỷ trọng cao nhất lên đến 27.4% tổng vốn của CN. Tiền gửi khơng kỳ hạn phần lớn là tiền gửi thanh tốn có tỷ trọng biến động thất thường, từ 9.4% năm 2016, giảm cịn 7.6% trong năm 2017 và sau đó tăng dần lên 11.4% năm 2019. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng là nguồn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh khi chỉ chiếm chưa đến 0.5% tổng vốn huy động của chi nhánh. Điều này phù hợp với tâm lý của người gửi tiền thường khơng thích gửi kỳ hạn dài vì thời gian dài thường đi kèm với rủi ro cao, cũng như gây ra bất lợi cho khách hàng khi có nhu cầu rút trước hạn.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank - CN

12 tháng - 24 tháng 125 1.9% 1,275 18.2% 1,420 19.8% 2,368 % Có kỳ hạn trên 24 tháng 3 0.0% 1 0.0% 1 0.0% 36 0.4% Tổng cộng 64 80 100 % 6994 100% 7158 100% 8647 100%

Đồng Nai được trình bày chi tiết trong bảng 2.4. Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy nguồn tiền gửi tại Agribank CN Nam Đồng Nai có xu hướng ngày càng ổn định khi quy mơ và tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ngày càng tăng. Cụ thể, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng tăng mạnh về quy mô và xu hướng tăng ổn định. Năm 2016, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng chỉ đạt 125 tỷ đồng, chiếm 1.9% tổng vốn của chi nhánh thì năm 2017 tăng lên 1,275 tỷ đồng, tốc độ tăng tương ứng là 920%. Năm 2018, nguồn vốn này tăng nhẹ lên 11.4% so với năm trước đạt mức 1,420 tỷ đồng. Sau khi có nhiều thay đổi về chính sách huy động vốn và chăm sóc khách hàng, số dư tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng tiếp

Một phần của tài liệu 1273_234254 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w